K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2019

Câu a1, cụm từ bát này được sử dụng ở đầu câu để nhấn mạnh sự vật được nhắc đến.

Câu a2 cụm từ bát này được đảo xuống làm vị ngữ nên không nhấn mạnh sự vật bằng câu a1

Câu b1 : sự sắp xếp trật tự từ diễn tả thứ tự xảy ra trước sau của hành động

Câu b2 : nhấn mạnh trạng thái của chị Dậu lúc đó : xám mặt

12 tháng 3 2018

Chọn b

28 tháng 7 2021

Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì?

A. Các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu.

B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu.

C. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm.

D. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.

 
28 tháng 7 2021

B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu.

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! - Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ...
Đọc tiếp

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

 

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

 

- Tha này! Tha này!

 

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

 

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

 

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

 

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

 

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

 

- Mày trói ngay chồngđi, bà cho mày xem!”

 

(Ngữ văn 8- tập 1)

 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

 

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.

 

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

 

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

 

Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

 

Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trên. Trong đoạn sử dụng một câu ghép (gạch chân, chỉ rõ)

HELPPPP MEEEE PLSSSSSSS

0
30 tháng 9 2021

trích chương XVIII của tiểu thuyết tắt đèn

11 tháng 3 2022

e dính chùm zị cj ko phan biet dc

11 tháng 3 2022

Em sửa lại r ạ :3

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát...
Đọc tiếp

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
                                                   (Ngữ văn 8, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
a. Nêu nội dung chính của đoạn trích? 
b. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trên. 

GIÚP MÌNH VỚI 

0
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ !Cai lệ tát vào mặt...
Đọc tiếp

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ !

Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của “người đàn bà lực điền”, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

( Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Hãy tìm các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên cho trường từ vựng ấy

 

c. Trước những hành động của tên cai lệ, chị Dậu có sự thay đổi thái độ, cách xưng hô như thế nào? Ý nghĩa của những lần thay đổi đó?

d. Hành động phản ứng của chị Dậu và sự thất bại thê thảm của cai lệ và người nhà lí trưởng đã khẳng định quy luật gì trong cuộc sống?

e. Qua nhân vật chi dậu, em có suy nghi gì về hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám? (3 đến 5 dòng).

1
3 tháng 10 2021

a. Cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.

b. Trường từ vựng chỉ bộ phận con người: mặt, tay, ngực, hàm răng, cổ, miệng.

Tham khảo:

c. 

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

d. 

Hành động, phản ứng của chị Dậu và sự thất bại thê thảm của cai lệ và người nhà lí trưởng đã khẳng định những quy luật tất yếu của cuộc sống: - Có áp bức ắt sẽ có đấu tranh: Những người lao động nghèo Việt Nam vốn rất hiền hậu, chịu thương chịu khó, khi bị ức hiếp đầu tiên cũng chỉ dám van xin, nhẫn nhục. Nhưng một khi sự chèn ép lên đến đỉnh điểm thì "con giun xéo lắm cũng quằn" - họ nhất định phải đứng lên. - Ác giả ác báo: Đám quan lại phong kiến bất lương sau một quãng thời gian dài khinh miệt, bóc lột người dân nghèo thì cuối cùng cũng bị họ phản kháng lại. Chị Dậu đã thay chồng, thay cả làng, thay cả một giai cấp những con người bị bóc lột đứng lên đánh vào bộ mặt bất nhân của chúng.

e. 

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Các bn giúp mik nha!!!

1
27 tháng 10 2021

 Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản " Tức nước vỡ bờ"

             - Tác giả : Ngô Tất Tố

 Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên để trích dẫn trực tiếp lời thoại của nhân vật.

 Câu 3: - Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.

 - Dấu hiệu: Người kể chuyện không phải là nhân vật của truyện mà chính là tác giả, giống như một người đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện.

 Câu 4: Phân tích: 

                               -Chồng tôi /đau ốm,/ ông / không được phép hành hạ !
                                    CN1        VN1      CN2                  VN2
 Đặc điểm : Là câu ghép( gồm 2 chủ vị) và câu cảm thán. Câu 5: - Vị thế xã hội, thái độ và tính cách của cai lệ và chị Dậu hoàn toàn trái ngược

  Câu 5: - Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ. Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng

 - Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu. Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng

   Tính cách của cai lệ: ác độc

  Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ

 - Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị

  

27 tháng 10 2021

cảm ơn bn nha !!!

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?

Câu 3: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 4: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

Câu 5: Nêu nội dung văn bản chứa đoạn trích trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

Câu 6: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào?

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

(Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu

Câu 2: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa đoạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

Câu 3: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào?

mong mn trả lời -XIN CẢM ƠN-

0