K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2022

1 tháng 5 2022

(*) Điểm giống nhau:

+ Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ.
+ Đều dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
+ Đều do hệ thống cố vấn Mỹ chỉ huy.
+ Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng của nhân dân ta.

(*) Điểm khác nhau:

-Chiến tranh đặc biệt:

+Đều dựa vào lực lượng quân đội tay sai Sài Gòn là chủ yếu

+ Âm mưu dùng " người Việt đánh người Việt" của Mỹ, nhằm chống laji phong trào cách mạng của nhân dân ta.

-Chiến tranh cục bộ:

+ Lực lương quân Mỹ và quân đồng minh

+  Âm mưu dùng ưu thế hỏa lực, quân số của lính Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá hoại miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, ngăn không cho miền Bắc tăng viện trợ vào cho miền Nam.

-VN hóa chiến tranh:

+Quân SÀi Gòn là chủ yếu.

+ Vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mói của Mỹ, Tiếp tục vs âm mưu dùng " người Việt đánh người Việt" , dùng "người Đông Dương đánh người Đông DƯơng" 

Chúc bạn học tốt

câu 1: vì sao trung ương đảng đề ra kế hochj tác chiến Đông -Xuân 1953-1954? cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 đã từng bước làm phá sản kế hoạch Na-Va của pháp-mĩ như thế nào? câu 2:nêu nguyên nhân,diễn biến,kết quả của phong trào "Đồng Khởi"(1959-1960) câu 3: trình bày hoàn cảnh,âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt"của Mĩ ở miền nam câu 4:trình bày...
Đọc tiếp

câu 1: vì sao trung ương đảng đề ra kế hochj tác chiến Đông -Xuân 1953-1954? cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 đã từng bước làm phá sản kế hoạch Na-Va của pháp-mĩ như thế nào?

câu 2:nêu nguyên nhân,diễn biến,kết quả của phong trào "Đồng Khởi"(1959-1960)

câu 3: trình bày hoàn cảnh,âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt"của Mĩ ở miền nam

câu 4:trình bày hoàn cảnh ,âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "chiến tranh cục bộ"của Mĩ ở miền nam?chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ ở miền nam có điểm j giống và khác nhau?

câu 5:nêu hoàn cảnh ,âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "việt nam hóa chiến tranh" "đông dương hóa chiến tranh" của mĩ?chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược việt nam hóa có điểm j giống và khác nhau?

câu 6:nêu nội dungvaf ý nghĩa của hiệp định Pari 1973?

câu 7:cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra như thế nào?

câu 8:phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước từ 1954-1975?

câu 9:tình hình 2 miền nam-bắc sau đại thắng mùa xuân 1975 như thế nào?

câu 10:vì sao trung ương đảng quyết định tiến hành đổi mớivào tháng 12/986? nêu nội dung đường lối đổi mới .em có nhận xét gì về đường lối đổi mới ,liên hệ hiện nay?

câu 11:lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Aí Quốc từ 1911đến 1925 theo mẫu:

thời gian những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1911
1919
1920
1921
1923
1924
6-1925

8
30 tháng 9 2018

Câu 2:

1.Nguyên nhân
-Do đế quốc mỹ đã chà đạp trắng trợn một cách thô bạo lên độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
+Từ 1957-1959 Mỹ - Diệm đã tăng cường chính sách khủng bố, với các chính sách “tố cộng”, “ diệt cộng” để đàn áp cách mạng miền Nam.
+Đặc biệt tháng 5/1959 chúng cho ra đời bộ luật phát xit 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam đã giết hại hàng loạt những người vô tội
-Trên cơ sở phân tích tình hình miền Nam dưới chế độ Mỹ-Diệm, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (2/1959) Đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm.
Chính sách khủng bố tàn bạo đó đã buộc nhân dân miền Nam phải đứng lên đấu tranh một mất một còn với chúng.
2.Diễn biến
-Phong trào được bắt đầu từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở từng địa phương như: Cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Ái (Ninh Thuân), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi) rồi phong trào lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre.
-Ngày 17/1/1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mõ Cày tỉnh Bến Tre với gậy gộc, giáo mác, súng ống các loại đã nổi dậy đồng loạt đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng. Cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mõ Cày và tỉnh Bến Tre. Từ Bến Tre phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, và một số tỉnh miền Trung Trung bộ.
3.Kết quả.
-Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều vùng nông thôn, trên cơ sở đó chính quyền nhân dân được thành lập.
-Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) đại diện cho nhân dân miền Nam.
-Làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.

30 tháng 9 2018

Câu 3:

1.Hoàn cảnh lịch sử:
-Sau phong trào “Đồng Khỏi”, cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ.
-Trên thế giới phong trào giải phóng dân tộc phát trển mạnh mẽ đang đe dọa hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
FĐể cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Kennedy đã chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam từ 1961-1965.
* Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thựcdân kiểu mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu do cố vấn mỹ chỉ huy dựa vào vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của Mỹ.
2.Âm mưu và thủ đoạn:
*Âm mưu: Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ với âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người việt”.Đây là âm mưu vô cùng thâm độc của loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.
*Thủ đoạn (Biện pháp thực hiện)
-Mỹ thực hiện chiến tranh đặc biệt bằng lực lượng chính là ngụy quân với vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ.
-Mỹ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm chúng đưa vào miền Nam ngày càng lớn số cố vấn quân sự và lực lượng hổ trợ chiến đấu.số liệu…….
-Để kiểm soát nhân dân và cô lậplực lượng cách mạng miền Nam Mỹ ngụy ráo riết dồn dân lập ấp chiến lược chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16000 ấp.
-Sử dụng phổ biến các chiến thuật chiến tranh mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
-Tiến hành những cuộc hành quân càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng.
-Tiến hành phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Nam.

6 tháng 7 2017

Cô không hiểu câu hỏi của em. Hơn nữa, nội dung của bảng so sánh không phù hợp em nhé.

Em nên xem lại câu hỏi này.

4 tháng 7 2017

@Bình Trần Thị @Dương Nguyễn @Tử dii chu @@Trần Thọ Đạt

11 tháng 7 2017

Phong trào cách mạng 1930-1931

Phong trào cách mạng 1936-1939

Nhiệm vụ

+ Chống đế quốc, chống phong kiến và tay sai

+ Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Lực lượng

+ Nông dân, công nhân

+ Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Hình thức đấu tranh

+ Bí mật, bất hợp pháp

+ Công khai và nửa công khai

+ Hợp pháp và nửa hợp pháp

Hình

thức tập hợp lực lượng

+ Liên minh công nông

+ Tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương (hè 1936), đến tháng 3.1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

10 tháng 7 2017

@Trần Thọ Đạt đâu , sao không vào trả lời .

7 tháng 11 2018
ND so sánh Châu Phi Mỹ La-tinh
Đối tượng đấu tranh Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới
Mục tiêu đấu tranh Đấu tranh giành độc lập Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
Phương pháp đấu tranh Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng Dùng nhiều hình thức đấu tranh phong phú(Bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang).

23 tháng 10 2020

- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.

+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.

+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.

9 tháng 10 2018

3.

Nội dung so sánh

Châu Phi

Khu vực Mĩ Latinh

Thời gian giành độc lập

Những năm 70 của thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XIX

Đối tượng đấu tranh

Chống chủ nghĩa thực dân cũ

Chống thực dân kiểu mới

Mục tiêu đấu tranh

đấu tranh giành độc lập

đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ

Nội dung đấu tranh

phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi:

-Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).

-Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri. (1954-1962)

b. Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như:

-1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng,

-1957 Gana…

-1958 Ghi nê.

-1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.

-Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã .

-Từ 1975 đến nay: Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).

– Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ.

– Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Ne- xơn Man- đê -la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).

Tại Cu ba

+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…

+ Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.

+ Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.

+ Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.

+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Các nước khác

– Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba.

– Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.

Thí dụ:

+ 1964 – 1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama

+ 1962 Ha mai ca, Tri ni đát, Tô ba gô.

+ 1966 là Guy a na, Bác ba đốt

+ 1983 có 13 nước độc lập ở Ca ri bê

– Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…, biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)

– Kết quả chính quyền độc tài ở Mỹ La tinh bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Phương pháp đấu tranh

Đấu tranh chính trị hợp pháp

và thương lượng

Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang).

14 tháng 10 2018

bạn ơi tớ hỏi , chống chủ nghĩa thực dân cũ ? chống thực dân kiểu mới là ntn ạ?

14 tháng 10 2018

Hoàn thành bảng so sánh giữa các phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ La tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Nội dung so sánh Châu Phi Khu vực Mĩ La tinh
Đối tượng đấu tranh Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới
Mục tiêu đấu tranh đấu tranh giành độc lập đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ

Phương pháp đấu tranh

Đấu tranh chính trị hợp pháp

và thương lượng

Nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh vũ trang).

14 tháng 10 2018

Mấy phần này mình biết rồi, bạn chỉ cho mình phần kết quả với khocroi

15 tháng 1 2020

undefined

Chúc bạn học tốt!