Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Đáp án A loại vì giai cấp công nhân không tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
- Đáp án B lựa chọn vì giai cấp địa chủ và nông dân tiếp tục bị phân hóa trong cuộc khai thác lần 2: Địa chủ phân hóa thành đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ; 1 bộ phận của giai cấp nông dân tiếp tục bị phân hóa thành công nhân.
- Đáp án C, D loại vì đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản mới chính thức hình thành (ở cuộc khai thác thuộc địa lần 1 thì tư sản, tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp) mà câu hỏi đưa ra có cụm từ là “dẫn tới sự tiếp tục phân hóa của giai cấp” tức là trước đó đã phải hình thành giai cấp rồi và đến cuộc khai thác thuộc địa lần 2 thì tiếp tục bị phân hóa
– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
– Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai ngày càng gay gắt. Nông dân trở thành lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
– Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
– Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Tư sản phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
– Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, bị giới tư sản, nhất là đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Sự phân hóa giai cấp là quá trình tách ra các tầng lớp xã hội khác nhau, thường dựa trên sự khác biệt về tài sản, quyền lực hay kiến thức. Khi xã hội phát triển, sự phân hóa giai cấp là không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng là xem sự phân hóa này có tạo ra sự bất bình đẳng không cần thiết cho xã hội hay không.
Giữa sự phân hóa giai cấp và sự phân hóa của giai cấp thì có thể thấy là hai khái niệm tương đồng nhau. Sự phân hóa giai cấp bao gồm cả khái niệm phân hóa trong giai cấp, ví dụ như phân hóa đại, trung và tiểu địa chủ.
Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành đại, trung và tiểu địa chủ không chỉ là sự phân hóa giai cấp, mà còn là sự thể hiện của sự phân hóa trong giai cấp. Với sự phân hóa này, tầng lớp đại địa chủ có quyền lực và tài sản rất lớn, trong khi đó, tầng lớp tiểu địa chủ chỉ có quyền lực và tài sản ít ỏi hơn.
Tóm lại, sự phân hóa giai cấp và sự phân hóa của giai cấp là hai khái niệm liên quan đến nhau, và đều là những hiện tượng xảy ra trong xã hội. Việc đánh giá tính chất và tầm ảnh hưởng của sự phân hóa này s
Lê Thánh Tông (1460-1497) tên thật là Lê Tư Thành. Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông. Ở ngôi 38 năm, thọ 56 tuổi, băng táng ở Chiêu Lăng.
- Võ Nguyên Giáp
Sinh: 25 tháng 8, 1911 Mất: 4 tháng 10, 2013Tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam.