Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giả sử được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, khi giới thiệu về "Đệ nhất kì quan" này, em cần chú ý:
- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, ...)
- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).
- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).
Động Phong Nha - chốn thần tiên
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Hàm Răng Nhọn). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình.
Động Phong Nha được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích những văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy Động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa. Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần".
Du lich Phong Nha
Quần thể hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là "Đệ nhất kỳ quan động", là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trưng như có sông ngầm dài nhất, hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất..... Đây cũng có thể coi là thiên đường cho bộ môn hang động học và du lịch hang động.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, được thành lập cuối năm 2001 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha, có tổng diện tích 85.754 ha. Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở châu Á, được tạo lập từ hơn 400 triệu năm về trước, là nơi ngưng đọng những giá trị đặc biệt về sự hình thành và phát triển của trái đất. Đồng thời, có nhiều giá trị về đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm, trong đó có không ít loài được đưa vào sách đỏ của thế giới và Việt Nam. Khu vực này cũng đồng thời là một trung tâm du lịch văn hóa lớn với hệ thống các hang động nổi tiếng, đặc biệt là động Phong Nha. Đây là di sản thế giới thứ 5 tại Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận (05/7/2003).
Quá trình hình thành và thám hiểm Động Phong Nha
Du lich Phong Nha
Động Phong Nha được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích những văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy Động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa. Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần".
Lần theo dấu chân của linh mục người Pháp
Cuối thế kỷ XIX, ông Cadiere, một linh mục người Pháp, thám hiểm động và suy tôn là "Đông Dương đệ nhất động". Ông là người phát hiện ra những văn tự của người Chăm trên vách đá trong hang động. Tháng 7/1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã nhận xét rằng Phong Nha là một hang động tuyệt đẹp, có thể so sánh với các hang động nổi tiếng trên thế giới như Padirac (Pháp), Cuevas del Drac (Tây Ban Nha)...
Hơn nửa thế kỷ sau đó, chiến tranh đã làm gián đoạn việc thám hiểm, khám phá động Phong Nha. Thời kỳ chống thực dân Pháp, nơi đây là căn cứ tập hợp quân của nhiều cuộc khởi nghĩa. Thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, khu vực động Phong Nha là một trạm trung chuyển quân sự, lương thực cho chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.
Những chuyến thám hiểm của Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA)
Năm 1989, Hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA) tiếp tục làm công việc thám hiểm động Phong Nha. Vào các năm 1990, 1992, 1994, Đoàn thám hiểm BCRA phối hợp với Khoa Địa lý-Địa chất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại tiến hành khảo sát kỹ hơn động Phong Nha và một số hang động khác. Sau khi khảo sát, các nhà khoa học Việt Nam và Anh đã công bố bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên độc đáo tuyệt mỹ ở động Phong Nha. Du lich Phong Nha
Động Phong Nha dài 7.729m. Cửa động rộng 20-25m, cao khoảng 10m. Vào sâu trong động Phong Nha hơn 600m là hang Bi Ký với những thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch, vòm hang rộng, không gian trong hang huyền ảo. Vô vàn những nhũ đá mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria, các thiên thần bay lượn, hình những cây thánh giá, những bầy sư tử, cá sấu, và đặc biệt có 2 cột nhũ đá rũ dài từ trên trần hang xuống tận đáy nước. Hang Bi Ký dài khoảng 130m và rộng như một hội trường lớn, phía dưới là một lớp cát mịn làm nền, có lẽ vì vậy mà hang Bi Ký còn có tên là hang Hội Trường.
Rời hang Bi Ký, du khách sẽ sang hang Tiên và hang Cung Đình cùng những cột nhũ đá cao trên 20m được thiên nhiên tạo nên. Đây cũng là hai hang tiêu biểu của động Phong Nha có hệ thống nhũ đá huyền ảo và kỳ vĩ cùng hàng ngàn những kiệt tác được hình thành bởi tạo hoá, với vô số những hình ảnh kỳ lạ và hấp dẫn. Trong hang Tiên, thiên nhiên đã tạo trên vách đá hình dáng những nàng tiên với mái tóc dài, màu vàng óng ả. Hang Cung Đình có nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên "chạm trổ" cực kỳ tinh xảo... Nếu gõ nhẹ vào chuỗi thạch nhũ giống hình phím đàn thì người ta tưởng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ-rưng trầm bổng âm vang.
Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha-Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Tổ chức BCRA chính thức công nhận Động Phong Nha là một trong 3 hang nước tiêu biểu trên thế giới và là hang động duy nhất ở Việt Nam đạt 7 tiêu chuẩn: 1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Hang có sông ngầm dài nhất (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
Với những nét độc đáo trên, Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích du lịch. Đồng thời đây cũng là môi trường lý tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu
Du lich Phong Nha
Hang Sơn Đoòng được khám phá vào tháng 4/2009 và công bố vào tháng 7 cùng năm. Sơn Đoòng còn lớn hơn cả hang Deer ở đảo Borneo của Malaysia, vốn được coi là hang động lớn nhất thế giới. Hang có độ dài 4 km, cao hơn 180 mét, được giấu dưới rừng mưa nhiệt đới rậm rạp
- Sẽ chọn giới thiộu: đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương ộn sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,...
- Thứ tự giới thiệu: tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách am quan.
Chuẩn bị ngôn ngữ: chuẩn xác, cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,...
Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
Vào thời gian ấy, thiên tai đồng hành với địch họa:
Cầu Long Biên được nhân hóa, mang hồn người và được coi là chứng nhân lịch sử. Phép nhân hóa đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
Cầu Long Biên- chứng nhăn lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử.
Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.
Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người.
Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm
Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi – những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:
Những đèm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la nh biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...."Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
mẹ là một người tuyệt nhất thế gian,chỉ cần hô một tiếng là quỷ ma chạy hết.Gọi tắt là
Nhìn thấy giang hồ phi đao
Ko = mẹ tao phi dép!!
Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.
Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.
Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.
Ngày xuân ý là đầu năm à nha!!!
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
s.việc | con | mẹ |
1 | bắt chước đào,trôn,lan,khóc | dọn nhà ra chợ ở |
2 | bắt trước buôn bán,nô nghịch | dọn nhà đến cạnh trường học |
3 | bắt chước đi hok | đồng ý ở lại đây |
4 | thấy nhà hàng xóm giết lợn,hỏi mẹ vì sao lại giết lợn | nói đùa nhưng rồi lại đi mua thịt lợn về cho con ăn |
5 | bỏ học đi chơi | cắt đứt tấm vải đang diệt trên khung rồi ân cần giải thích cho con |
Bạn bè của tôi
Sáng nắng chiều mưa
Buổi trưa man mát
Nhiều khi âm ấm
Có lúc hâm hâm
Ngồi cười toe toét
Người bạn của tôi
Hai mặt ,giả tạo
Sống thiếu đạo đức
Vừa chảnh,vừa pham
Không ai ưa nổi
Cái tính xấu ấy.
Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.
Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.
Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
giúp mik nha
Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.
Kính thưa các quý vị du khách!
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!