Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.
– Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”
~~~~ Học tốt
## Miraii
bài 2: Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
“Ngày đầu tiên đi học, em nước mắt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi, mẹ dỗ dành yêu thương... Ngày đầu tiên thế đó, cô giáo như mẹ hiền, cô như là cô tiên....". Mỗi khi lời bài hát thân thương ấy cất lên, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, biết bao lạ lẫm, bỡ ngỡ, xấu hổ nép sau lưng mẹ. Nhưng có một bàn tay ấm áp đưa ra đón tôi vào lớp làm tôi nhớ mãi đến hôm nay...
Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát và hay ngượng ngùng. Những ngày chuẩn bị vào lớp một, tôi đã sợ và xin mẹ không bắt tôi đến trường. Trong khi chúng bạn, ai cũng háo hức đón chào năm học mới, đánh dấu kết thúc thời kf “trẻ con” bước vảo trường tiểu học. Hôm khai trường, mẹ phải dỗ dành mãi tôi mới chịu đi. Buổi sang hôm ấy, bước trên con đường làng quen thuộc mà tôi thấy như xa lạ. Học trò xúng xính trong bộ quần áo mới, nô nức nắm tay nhau đến trường.
Bước chân vào cổng trường mà tôi thấy run run. Nhìn xung quanh đông đúc người đi lại. Học trò cũ lâu ngày không gặp nhau, nô đùa cười khúc khích. Những học trò vào lớp một như tôi đứng cạnh mẹ, mắt tròn xoe nhìn lạ lẫm. Sân trường mỗi lúc một đông hơn. Bỗng “tùng... tùng... tùng.. ” ba hồi trống vang lên giòn giã. Những tiếng trống trường tôi đã có dịp nghe sao hôm nay thấy to và vang dội lạ lùng, tim tôi đập rộn lên, tay nắm chặt tay mẹ , các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn. Mẹ đưa tôi ra trước cửa lớp. Tôi sợ quá nép sau lưng, nhắm chặt hai mắt, bám áo mẹ không chịu rời. Rồi cô giáo đọc đến tên tôi để vào lớp. Tôi như ù ù hai bên tai, nghe không rõ nữa. Chỉ biết một lúc lâu tôi vẫn đứng yên bên mẹ. Tôi thấy vui vui vì không phải vào lớp và có thể về nhà. Nhưng bất ngờ, một bàn tay đặt lên vai tôi nhẹ nhàng. Tôi giật mình quay lại thì gặp ngay một nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Tôi đứng lặng hồi lâu trước vẻ đẹp của cô giáo. Cô mặc tà áo dài thướt tha, mái tóc đen mượt thả trên đôi vai bé nhỏ. Đôi mắt cô long lanh nhìn thẳng vào tôi khiến tôi thấy choáng ngợp. Nhìn cô, tôi như thấy mùa thu đang tỏa nắng. Bàn tay cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi đang bám chặt tà áo mẹ, âu yếm lau những giọt nước mắt trên má tôi rồi dắt tôi vào lớp. Lạ lùng thay, tôi ngoan ngoãn bước theo cô. Cô giống một ảo thuật gia đang thôi miên tôi, từng chút một. Chỉ đến khi cô đưa đến chỗ ngồi gần cửa sổ, tôi mới như chợt tỉnh lại nhìn vội ra sân xem mẹ đang ở đâu. Tìm mãi mà không thấy mẹ. Có lẽ mẹ đã về từ bao giờ.
Ngồi một mình bên cửa sổ, tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra cửa như không để ý đến ai trong lớp. Tôi cố thu mình lại mong không ai trông thấy. Nhưng cô giáo đã kịp phát hiện ra tôi. Cô kéo tôi lại với không khí của lớp học. Cô giới thiệu về cô, cô Hương Lan. Cái tên mới đẹp đẽ làm sao, đẹp như người cô vậy. Rồi cô giới thiệu từng bạn, từng bạn một. Đến lượt tôi, cô đặt tay lên vai như để động viên, thể hiện niềm tin tưởng. Tôi thấy trong lòng vững tâm hơn. Cô đã truyền cho tôi một sức mạnh diệu kì.
Buổi học đầu tiên thật dễ chịu. Cô và chúng tôi làm quen với nhau nhiều hơn. Thỉnh thoảng lơ đễnh, tôi vẫn nhìn ra cửa sổ, mong buổi học kết thúc thật nhanh để được về nhà. Dường như đọc được suy nghĩ đó nên khi quay lại nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt cô đang nhìn tôi như muốn nói: hãy cố gắng lên em. Đôi mắt ấy, ánh nhìn ấy đã thu hút tôi, giúp tôi không nhìn ra ngoài nữa mà chăm chú vào bài giảng hơn.
Giờ ra chơi, tôi vẫn thu mình trong vỏ ốc. Tôi ngại làm quen với các bạn, chỉ ngồi một góc trông các bạn chơi. Tôi lại nhớ hồi còn ở nhà chơi chuyền với cái Kẹo, cái Thơm... chơi dây với bọn thằng Hiển vui biết bao. Còn giờ đây, tôi chỉ có một mình. Đang miên man suy nghĩ thì cô giáo đi xuống, vẫn ánh mắt nhìn thật ấm áp, cô như muốn nói với tôi: đừng u buồn. Hiểu điều cô muốn nói, tôi mỉm cười thật tươi tắn. Đây có lẽ là nụ cười đầu tiên từ lúc tôi bước đến trường...
Buổi học đầu tiên kết thúc. Học sinh lại vui vẻ ra về. Còn mình tôi trong lớp học, lủi thủi lặng lẽ. Và cũng như buổi sáng, cô giáo lại nắm lấy tay tôi dắt ra cổng trường với mẹ. Cô khen tôi ngoan, chăm học khiến mẹ rất tự hào. Cô chào hai mẹ con, hẹn gặp tôi vào buổi học ngày mai. Tôi ngồi lên xe ra về mà vẫn nhìn theo hình cô. Cô còn đứng đó nhìn tôi, vẫy tay tạm biệt. Đi xa rồi, tôi vẫn cảm nhận được nụ cười của cô, bàn tay ấm áp của cô ở nơi đây, vô cùng gần gũi...
Những ngày đầu đi học với tôi thật khó khăn. Nhưng cô giáo, người mẹ thứ hai dịu hiền ấy đã giúp tôi tháo bỏ vỏ bọc, tự tin bước ra ngoài đón nhận ánh sáng. Và cũng không biết từ bao giờ tôi không còn sợ đến lớp, không còn nhút nhát nữa. Muôn vàn lần tôi muốn nói “Con cám ơn cô”.
Bài 1:
lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...
Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của người xưa, phía trước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng như sải cánh của con chim phượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình tượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.
Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, tượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.
Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).
Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.
Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.
Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.
Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.
Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.
Cách để học thuộc bài nhanh :
-Không gian và thời gian hợp lý
-Không nên quan trọng độ dài nội dung
-Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
Giải
Quãng đường thứ hai dài là:
48 : 3 = 16 (km)
Cả hai quãng đường dài là:
Ban co the dan dat tu hlv đen doi truong roi tuong ban hiu chua😂
Minh viet thieu nha, xin loi nhieu
Trong doan tho tren, tac gia ca ngoi nhung pham chat nao cua tre
Tac gia da dung cach noi gi de ca ngoi nhung pham chat do
Gợi ý :
+ Các h/ả : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu… ( Những cử chỉ của con người )
+ Miêu tả sinh động và khắc họa đúng phẩm chất cao đẹp của tre cũng như con người ( Đoàn kết, gắn bó, chia sẻ, kiên cường, ... )
+ BPTT nhân hóa làm tăng thêm nét sinh động và góp phần lớn vào việc xây dựng nên phẩm chất của tre bằng cách sử dụng những h/đ giống con người (đã nêu trên )
Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc bao năm em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ