Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

  Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông

 ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2023

huhu giúp mình với

 

4 tháng 4 2023

Hình ảnh những ngư dân đã ra biển bắt cá từ bình minh đến khi trời đã sáng hẳn.

Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Sao mở kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vây bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng 1.Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?Tác giả là au?Nêu tên hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ 2.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng...
Đọc tiếp

Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Sao mở kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vây bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng 1.Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?Tác giả là au?Nêu tên hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ 2.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:"Biển cho ta các như lòng mẹ-Nuôi lớn đời ta tự buổi nào." 3.Đoạn thơ trên đã thể hiện vẻ đẹp và tâm trạng của người dân chài lưới trong công việc lao động.Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ điều đó.Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc và một lời dần trực tiếp.(gạch chân và chú thích rõ) 4.Trong chương trình Ngữ Văb THCS có những câu thơ cũbg viết về hình ảnh người dân chài lưới.Hãy chép chính xác hai câu thơ ấy và cho biết tên tác phẩm. giúp mình vớiii

0
13 tháng 12 2021

Khổ thơ  giống như lời chào dã biệt của người con miền Nam đã thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.  Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ thể hiện ra ngoài:" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịnrịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giảcũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòngmình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để đượcluôn ở bên Người trong thế giới của Người:" làm con chim hót, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu".  Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt củatác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanhlăng.Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốnnày” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trungthành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đãđưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ýnguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.:>>>

 

29 tháng 2 2020

* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:

- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:

  + Cao: bầu trời, mặt trăng.

  + Rộng: mặt biển.

  + Sâu: lòng biển.

=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.

-  Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

  + Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.

  + Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.

  + Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.

  + Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.

=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.

- Gợi hình tượng người lao động trên biển:

  + Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.

  + Làm chủ cả vũ trụ.

* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:

 - Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:

  + Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.

  + Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.

- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:

  + Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.

  + So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.

=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.

- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:

  + Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.

  + Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.

=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.

- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.

- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.

  + Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.

  + Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.

-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.

* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:

- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.

- Cảnh được tái hiện:

  + Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.

  + Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.

  + Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.

=> Qua đó ta thấy:

- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.

- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.

- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.

13 tháng 7 2018

bạn tham khảo nhé , đoạn văn này đầy đủ ý lắm :

Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá vào năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ra đời trong một thời kỳ sôi nổi trên miền Bắc nước ta, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lao động khi nhân dân làm chủ cuộc đời.
Bài thơ gồm bảy khổ thơ ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá một đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Hai khổ thơ thứ 6 và 7 nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng...
(...) Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cảnh kéo lưới diễn ra lúc “sao mờ” - lúc trời gần sáng. Chữ “kịp” trong câu thơ “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng” thể hiện tinh thần khẩn trương, hối hả của ngư dân lúc kéo lưới. Bao hồi hộp và hy vọng đón chờ. Cá mắc vào lưới thành những “chùm cá nặng” như chùm trái cây treo lủng lẳng. Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới, phải là những bạn chài trẻ trung có đôi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai mới có thể “kéo xoăn tay”. Câu thơ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” là một câu thơ hay và đẹp: hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh trẻ trung trong lao động. Huy Cận hay sử dụng lừ “chùm" để tả thế giới sinh vật, như gà, cá tạo nên hình tượng thơ ngộ nghĩnh, đầy ấn tượng:
... Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con
Chiều chiều thu vàng rực tâm hồn...
(Chiều thu quê hương)
Nếu khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy trong đó có những con cá song “lấp lánh đuốc đen hồng - cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”, thì ở khổ thơ thứ sáu này, những con cá biển tươi ngon mặc vào lưới cũng vô cùng rực rỡ: “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”. Có thể nói những câu thơ tả cá là những câu thơ đẹp nhất, sáng tạo nhất ở cách phối sắc, ở cách sử dụng hình ảnh hoán dụ (vẩy cá, đuôi cá, mắt cá...). Dưới ánh rạng đông “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, màu “bạc” thể hiện một niềm vui tươi trong lao động của các bạn chài. Câu thơ “lưới xếp / buồm lên / đón ửng hồng” với cách ngắt nhịp 2/2/3, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ (xếp, lên, đón) diễn tả mọi công việc trên biển diễn ra tuần tự mà khẩn trương để trở về.

Khổ cuối tả đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Gió biển thổi căng cánh buồm đưa câu hát của ngư dân vang xa trên biển cả. Đây là lần thứ ba, nhà thơ nhắc lại câu hát. Lần thứ nhất tả tiếng hát ra khơi, tiếng hát phấn chấn, hồ hởi lên đường: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Lần thứ hai tả tiếng hát lúc đánh cá, tiếng hát say mê lao động và ngợi ca biển với bao ân tình sâu nặng, thiết tha:
Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Lần thứ ba là tiếng hát mừng vui thắng lợi. Niềm vui của người dân chài hòa nhập với thiên nhiên một rạng đông đẹp tươi, một ngày vui mới bắt đầu. Con thuyền thì “chạy đua...”, mặt trời thì “đội biển”. Đoàn thuyền lướt sóng như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian, để nhanh chóng trở về bến. Cảnh tượng tráng lệ, nhịp điệu cuộc sống khẩn trương vô cùng:
Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới...
Câu thơ “mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” là một câu thơ hay cho thấy bút pháp lãng mạn của Huy Cận trong bài thơ này. Hình ảnh “mắt cá” (hoán dụ) - muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông, càng trở nên huy hoàng. Sóng biển và cát lấp lánh cùng với muôn triệu mắt cá như trải dài, trải rộng trên "muôn dặm phơi”. Câu thơ vừa tả cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông, vừa tả cảnh được mùa cá (thậm xưng) đẹp.
Nói rằng lao động là niềm vui sáng tạo. Nói rằng biển quê ta giầu đẹp. Nói rằng khi người lao động làm chủ cuộc đời thì mới có ấm no hạnh phúc. Cả ba điều ấy, Huy Cận đã nói được rất hay trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá”, đặc biệt trong hai khổ thơ này.
Với cách sử dụng màu sắc, với cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui câu hát. Một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người vì "đất nở hoa", ...

- Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1.

 
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chợp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn.
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt
+ Đã vơi ần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ
+ Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần
=> Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời.
* Tổng kết
Như vậy sang đến kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh.
6 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước- một thứ được hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả (Thành phần phụ chú). Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi!(Câu cảm thán) Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của Thanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ. 

6 tháng 2 2022

Bài " mùa xuân nho nhỏ "