K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017

Biện pháp nghệ thuật: so sánh

Cảm nhận chung:
+) Tuổi thơ của mỗi con người gắn liền với con diều,với con đường làng,...

+) Hình ảnh của con đò, quê hương yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp.

+)Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng.

+) Những kỉ niệm với hình ảnh giản dị quen thuộc của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Qua đó, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ va sâu sắc

17 tháng 3 2017

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh, điệp ngữ.
- “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo, sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương …
- Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương “cánh diều biếc”, “con đò nhỏ”… Bằng các biện pháp tu từ và những hình ảnh gợi tả, gợi cảm nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương trong tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bó nhất: các tính từ “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm” gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp, âm điệu thơ du dương, dịu nhẹ, lan tỏa đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ lắng đọng vào hồn người …
- Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.

15 tháng 3 2016

so sánh

quê hương là chùm khế ngọt.biện pháp so sánh

tương tự

4 tháng 3 2020

Tham khảo cách làm của mình nha cậu !

                                                  Bài làm 

Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất 
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

4 tháng 3 2020

Biện pháp tu từ: " là " - so sánh ngang bằng

Cảm nhận đoạn thơ:

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

5 tháng 4 2017

-Biện pháp nghệ thuật so sáng:"Quê hương là con diều biếc"

+Vế A:quê hương

+Vế B: con diều biếc

+Từ so sánh:là

=>Làm cho câu thơ thêm sinh động,gần gũi

6 tháng 4 2017

thanks

17 tháng 1 2019

13 tháng 8 2017 lúc 15:16

a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

23 tháng 2 2016

mk vừa làm xong

23 tháng 2 2016

    “Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

 Quê hương là đường đi học

   Con về rợp bướm vàng bay."

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

24 tháng 7 2017

Đây là bài gì vậy bạn

24 tháng 7 2017

Nhớ lời ru của mẹ, trên mạng ko có đâu nha

9 tháng 11 2016
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
 
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
 
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
 
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
 
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
10 tháng 7 2017

bn ơi, đây là bài thơ của lớp 3 mà bn, đâu phải tự sáng tác đâu

8 tháng 3 2017

dễ mà

9 tháng 3 2017

Vậy bn giúp mk nha nha nha!!!!!!!!

PLEASkhocroi