K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2016

Công lao của vua Quang Trung:

  1. Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
  2. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
  3. Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
  4. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
  5. Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao

=> Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại

16 tháng 4 2016

c,ơn bạn

 

 

30 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

31 tháng 3 2016

mk kiếm trên mạng nên nếu thấy ko chắc chắn thì bn lên tra lại nha

24 tháng 4 2016

dễ mà, mà sao lại nhanh

 

24 tháng 4 2016

Hơn 1000 năm đấu tranh, tổ tiên ta đã để lại :

- Lòng yêu nước 

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc

19 tháng 2 2016

khó quá

 

19 tháng 2 2016

1 *Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tôngxuống chiếu giải oan cho ông.

*

Lê Thánh Tông  là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hainiên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức , trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế .

Lê Thánh Tông được cho là có tư chất thông minh, học vấn uyên bắc, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học, nghệ thuật. Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng sơn. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn như thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế . Điều đó khiến ông trở thành một trong những vị Hoàng đế vĩ đại.

3

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.

Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.

 

17 tháng 4 2016

I.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: NHÀ CÁCH MẠNG THỜI ÐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM

          Là nhà cách mạng thời đại phong kiến Việt Nam, vì người thanh niên Nguyễn Huệ đất Bình Định - Qui Nhơn, với ba mươi sáu tuổi đời, với lòng yêu nước thương dân, đã dám có hành động vượt ra khỏi các luật tắc ý thức hệ phong kiến, chấp nhận hệ quả "Ðược làm vua, thua làm giặc". Hệ quả là hành động cách mạng của Nguyễn Huệ vì có chính nghĩa nên đã "Ðược làm vua" trăm họ và trở thành Hoàng đế Quang Trung.

          Thực vậy, trong bối cảnh một chế độ quân chủ chuyên chế, luật tắc ý thức hệ phong kiến là Tam cương (Quân-thần, phu-phụ và phụ-tử) trong đó đạo vua-tôi là trọng hơn cả. Ðạo này xây dựng trên quan niệm thần quyền, coi vua là con Trời (Thiên tử) thay Trời trị dân. Quyền cai trị này cha truyền con nối (Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa). Thần dân có bổn phận phục tùng và trung thành với vua, coi vua là biểu tượng quốc gia, trung thành với vua là yêu nước (Trung quân ái quốc), chống lại vua là phản nghịch. Do đó, một trung thần khi phải chết theo vua, vua bảo chết là phải chết, nếu không là bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung)...

          Những luật tắc phong kiến vừa kể đã ăn sâu vào não trạng người dân và chi phối toàn xã hội. Vậy mà một thanh niên gốc nông dân như Nguyễn Huệ, dù không xuất thân từ "Cửa Khổng sân Trình", cũng biết rõ hậu quả ghê gớm của hành vi chống lại vương quyền, song đã làm một việc ít ai dám làm. Nguyễn Huệ quả là một nhà cách mạng của thời đại phong kiến. Cuộc cách mạng của Nguyễn Huệ đã thành công vì có chính nghĩa (chống ngoại xâm), tụ nghĩa được nhiều nhân tài và nhân dân ủng hộ. Chính nhờ chính nghĩa mà việc lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) của Nguyễn Huệ trở thành chính danh, mở ra một triều đại mới trong lịch sử Việt Nam, Triều đại Nhà Tây Sơn. Về điểm này, sử gia Trần Trọng Kim, sau khi ghi lại việc vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái hậu cầu cứu quân Thanh và mật dụ của nhà Thanh nhân cơ hội này cướp nước ta, ông viết:"... Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại, ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Ðế, truyền hịch đi khắp nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy..." và ông kết luận "Vả đánh đuổi người Tàu đi lấy nước lại mà làm vua thì có điều gì mà trái đạo?" (2)

 

II.-HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

1.- THIÊN TÀI QUÂN SỰ:

          Là vì khi khởi nghiệp, Nguyễn Huệ chỉ là một người dân mặc áo vải, chưa hề được đào tạo từ một trường quân sự hay có kinh nghiệm chiến trường. Thế nhưng qua các trận đánh khởi đầu vào đất Gia định đã bốn lần đại thắng quân Xiêm la (Thái lan), đến trận đại phá 20 vạn quân Thanh, đã chứng tỏ Nguyễn Huệ - Quang Trung quả là Thiên tài quân sự.

          Thật vậy đọc lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Không trường lớp nào dạy ông, nhưng trước khi ra quân Nguyễn Huệ đã biết cách nắm vững tinh thần tướng sĩ, củng cố được niềm tin tất thắng. Về điểm này, lịch sử có ghi lại, sau nhiều tháng ngày hành quân thần tốc Bắc tiến, ngày 20 tháng chạp năm 1788 thì đến núi Tam điệp. Hai tướng Tây sơn là Ngô văn Sở và Ngô thời Nhiệm đều ra tạ tội với vua Quang Trung. Họ tâu rằng vì quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui binh về giữ chỗ hiểm yếu. Nghe vậy, vua Quang Trung không những không một lời khiển trách, mà cười và nói rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc..." (3) Và còn định với quân sĩ rằng vào ngày 7 tháng giêng thì vào thành Thăng long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu bắn súng ra như mưa "Vua Quang Trung đã sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cỡi voi đi sau đốc chiến, quân An nam vào gần tới cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùa cả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn..." (4)

2.- THIÊN TÀI CHÍNH TRỊ:

          Là vì xuất thân là người thanh niên áo vải đất Bình Định, không được học cao hiểu rộng, song Nguyễn Huệ từ khi khởi nghiệp đến lúc lên làm vua cai trị muôn dân, Quang Trung Hoàng đế đã chứng tỏ là một người có mưu lược chính trị Trời cho.

          Thật vậy, để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị:

- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".

- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".

- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...)

- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.

          Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ." (6)

 

III.- HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC

          Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.

          Là đại anh hùng dân tộc, vì những phẩm chất và công trạng phi thường của vua Quang Trung như đã được lịch sử ghi nhận và đánh giá, đã là niềm kiêu hãnh và tự hào chung cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vì tất cả công trạng và phẩm chất ấy của vua Quang Trung đã tận hiến cho dân, cho nước, cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt Nam. Tiếc thay nhân tài bạc mệnh, vua Quang Trung mới trị vì được bốn năm thì băng hà, ở vào tuổi đời 40 (1752-1792). Vua Quang Trung mất sớm là một mất mát lớn lao cho dân, cho nước, và cho lịch sử Việt Nam. Bởi vì, những cải cách sáng tạo về nội trị có tính cách mạng đầy triển vọng mới bắt đầu, và ý định đánh Tàu đòi đất (Lưỡng Quảng) chưa kịp thực hiện, thì vua Quang Trung đã mất. Vì vậy, đã có giả định rằng, nếu vua Quang Trung sống lâu hơn, chắc chắn lịch sử Việt Nam đã ghi được nhiều điểm son rất đáng tự hào trong triều đại Nhà Tây sơn... Giả định này có cơ sở, vì Nguyễn Huệ - Quang Trung đã chứng tỏ những tư chất hiếm hoi: nhà cách mạng thời đại, thiên tài quân sự và chính trị, và là một đại anh hùng dân tộc.

          Hàng năm mỗi độ xuân về, nếu những người đồng hương Bình Định vốn có niềm tự hào tự nhiên về quê hương mình đã sản sinh ra một đấng Anh hùng, thì toàn dân Việt cũng có niềm kiêu hãnh về đất nước mình đã có một đại anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung. Tự hào và kiêu hãnh chưa đủ, mà cần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với vua Quang Trung nói riêng và các anh hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, qua các buổi lễ kỷ niệm long trọng hàng năm, mang màu sắc và tính chất cổ truyền dân tộc. Ðiều này rất quan trọng, để con cháu chúng ta ở hải ngoại không quên nguồn gốc rất đáng kiêu hãnh và tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của mình, đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc và các nhân tài trên mọi lãnh vực, qua mọi thời đại, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

 

17 tháng 4 2016

có thể rút gọn ngắn lại đc ko bn 

19 tháng 3 2016

-Lực lượng chủ yếu tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam năm 1919-1925 là tư sản,tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
-Mục tiêu đấu tranh:
Giai cấp tư sản:chống tư bản nước ngoài,tư sản mại bản,đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu.
Giai cấp tiểu tư sản:đòi dân sinh,dân chủ,đòi quyền lợi kinh tế,quyền lợi chính trị,độc lập,dân chủ,dân sinh.
Giai cấp công nhân:Chống đế quốc,phong kiến tay sai,tự do dân sinh,dân chủ,giải phóng dân tộc
-Nhận xét
Các giai cấp,tầng lớp tham gia phong trào dân tộc dân chủ có những mục tiêu giống nhau là chống Pháp,đòi tự do,dân chủ.Bên cạnh đó,các giai cấp khác nhau còn có những mục tiêu đấu tranh khác nhau.Suy cho cùng thì tất cả đều là phong trào yêu nước,phong trào dân tộc,dân chủ,bước đầu cho cách mạng vô sản.

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

29 tháng 2 2016

Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước:

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

 Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

banh

17 tháng 2 2016

nhà lương muốn cai trị toàn bộ nước ta siết chặt hệ thống cai trị chỉ cho những người cùng huyết thống với với vua hat những người trong gia tộc cao quý. chính sách này vô cùng vô lý khinh rẻ những người tài nc ta

19 tháng 2 2017

Nhận xét về chính sách của nhà Lương đối với Giao Châu : tàn bạo, mất lòng dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền đô hộ.

26 tháng 4 2016

Cải tạo nữa nha

26 tháng 4 2016

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. Chiếu khuỵến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm, "mùa màng ưỏ' lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.