K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2023

a) Sự di chuyển của các phân tử nước và chất tan qua màng bán thấm:

- Nước di chuyển được qua màng bán thấm và di chuyển từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao).

- Chất tan không di chuyển được qua màng bán thấm.

b) Thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau, để duy trì trạng thái cân bằng. 

c) Những đặc điểm giống và khác nhau giữa khuếch tán và thẩm thấu:

- Giống nhau:

+ Đều là sự vận chuyển thụ động theo chiều grdient nồng độ.

+ Đều không tiêu tốn năng lượng.

+ Đều dẫn đến sự cân bằng nồng độ các phân tử trong một môi trường nhất định.

- Khác nhau:

Khuếch tán

Thẩm thấu

- Là sự di chuyển của các phân tử rắn, lỏng, khí theo chiều gradient nồng độ.

- Là sự di chuyển của phân tử nước từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

- Không cần màng bán thấm.

- Cần màng bán thấm.

- Diễn ra trong môi trường lỏng và khí.

- Diễn ra trong môi trường lỏng.

20 tháng 1 2023

Các thành phần giống nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực.

- Màng sinh chất

- Tế bào chất

- Ribosome

21 tháng 12 2021

Cho các phát biểu sau:

(1). Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit. S

(2). Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.

(3). Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng

(4). Nước luôn thẩm thấu từ môi trường ngoài vào trong tế bào.

Các phát biểu đúng đó là:

A. (1), (2), (4).                  B. (2), (3), (4).                    C. (1), (2), (3).              D. (1), (3), (4)

21 tháng 12 2021

A

23 tháng 3 2023

- Các chất hữu cơ đa phân tử được phân giải nhờ các enzyme do các vi sinh vật tiết ra phá vỡ liên kết giữa các thành phần cấu tạo để tạo thành các chất đơn giản.

- Ứng dụng quá trình phân giải vào đời sống:

+ Ứng dụng phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, nước trái cây lên men, lên men bột bánh mì, sản xuất ethanol sinh học, …

+ Ứng dụng phân giải protein ở vi sinh vật để tạo ra nước mắm, nước tương,…

+ Ứng dụng sự phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất bột giặt sinh học,…

6 tháng 11 2016

giải thích vì sao khi ngâm mơ vào đường ,nước có vị chua

23 tháng 3 2023

- Hình thức nhân đôi:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.

- Hình thức bào tử vô tính:

+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.

+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.

+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.

+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.

- Hình thức nảy chồi:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.

- Hình thức bào tứ hữu tính:

+ Có ở sinh vật nhân thực.

+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.

22 tháng 3 2023

Ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2:

- Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc; các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với từng loại bệnh.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, chăn nuôi,… góp phần nâng cao năng suất.

- Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường: Trồng các loại cây phong thuỷ tạo môi trường sống xanh; sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng như sử dụng mèo để bắt chuột; sử dụng vi sinh vật để xử lí các sự cố ô nhiễm môi trường;…

- Phát triển kinh tế, xã hội: Ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,… tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp góp phần phát triển kinh tế.

20 tháng 7 2017

Đáp án: C

23 tháng 3 2023

2/ 

Cấu tạo của virus gồm 2 thành phần cơ bản là lõi nucleic acid và lớp vỏ:

- Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).

- Lớp vỏ: Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein và capsomer. Ngoài ra, một số virus còn có lớp vỏ ngoài, gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein có tính kháng nguyên và giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập.

23 tháng 3 2023

3/ 

Các tiêu chí phân loại virus:

- Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân làm hai loại: virus trần và virus có vỏ ngoài.

- Dựa vào sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid, virus được phân thành bốn loại: virus có cấu trúc xoắn (virus khảm thuốc lá), virus có cấu trúc khối (adenovirus), virus hình cầu (SARS-CoV-2) và virus có cấu trúc hỗn hợp, vừa có cấu trúc khối vừa có cấu trúc xoắn (phage).

- Dựa vào vật chất di truyền, virus được phân thành hai loại: virus DNA và virus RNA.

- Dựa vào đối tượng vật chủ, virus được phân thành bốn loại: virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.