Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) CH4 và CCl4 khác nhau về thành phần phân tử,cấu tạo hóa học và tính chất
b) CH3Cl và CHCl3 khác nhau về thành phần phân tử, cấu tạo hóa học và tính chất
c) CH3OH, CH3CH2OH khác nhau về thành phần phân tử, tương tự nhau cấu tạo hóa học và tính chất.
CH3OCH3 khác về thành phần phân tử, cấu tạo hóa học và tính chất so với CH3OH, CH3CH2OH
Ở dạng phân tử, sulfur gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hoá trị với nhau tạo thành mạch vòng.
Khi đốt cháy NH4Cl thấy có khói trắng do chất này bị phân huỷ thành hai khí không màu là NH3 và HCl
\(PTHH:NH_4Cl\rightarrow\left(t^o\right)NH_3\uparrow+HCl\uparrow\)
- Trong hình 2.4, H2O nhận H+ nên H2O là base.
- Trong hình 2.5, H2O nhường H+ nên H2O là acid.
- Trong cân bằng ion \(HCO_3^-\)
+ H2O nhận H+ nên H2O là base.
+ H2O nhường H+ nên H2O là acid.
Trong phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững với năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol).
Do đó ở nhiệt độ thường, phân tử nitrogen bền, khá trơ về mặt hóa học (khó phản ứng hóa học).
- Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3 là liên kết cộng hóa trị và liên kết cho nhận.
- Số oxi hóa của N trong HNO3 là +5. Đây là số oxi hóa cao nhất của N, do đó trong các phản ứng oxi hóa – khử, HNO3 là chất oxi hóa.
- Phân tử ammonium có dạng hình chóp tam giác, được cấu tạo bởi 3 liên kết cộng hóa trị phân cực N – H. Trên nguyên tử N còn 1 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
- Các liên kết NH3 là liên kết cộng hoá trị phân cực nên các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước. Vì tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia tan rất nhiều trong nước.
- Số oxi hóa của N trong NH3 là -3. Đây là số oxi hóa thấp nhất của N nên trong các phản ứng oxi hóa khử, ammonia đóng vai trò là chất khử.
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitrogen. Do hoạt động của núi lửa, cháy rừng, sấm sét hoặc do con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ,...tạo thành các oxide của nitrogen (NOx) và sulfur dioxide (SO2) trong khí quyển. Các khí này bị oxi hóa với xúc tác là các ion kim loại trong khói bụi,…và bị hòa tan trong nước tạo thành dung dịch acid HNO3 và H2SO4 gây ra mưa acid.
Ở thời điểm kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác có màu hồng nhạt.
Phân tử có 2 liên kết đơn: H-O
2 liên kết đơn: S-O
2 liên kết đôi S=O