Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp.
+ Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa (đến 70 km) và vỏ đại dương (đến 5 km), rôi . . ,
+ Lớp Manti: gốm tang Manti trên (lừ 15 đèn 700 km) và lang Manti dưới(từ 700 đến 2.900 km).
+ Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).
Lớp Manti được chia thành 2 tầng:
- Manti trên từ 15 đến 700km
- Manti dưới từ 700 đến 2900km
1. Lớp vỏ Trái Đất
– Vị trí: nằm ngoài cùng.
– Độ dày: Khoảng 15 – 70km
– Đặc điểm: Cứng, rất mỏng, gồm 3 loại đá, từ trên xuống có:
. Trầm tích: Dày mỏng không đều, không liên tục.
. Đá Granít: Là nền các lục địa
. Đá Bazan: Thường lộ ra ở đáy đại dương.
– Gồm:
+ Vỏ lục địa: từ mặt đất đến 70 km
+ Vỏ đại dương: từ mặt đất đến 5 km
2. Lớp Manti
– Vị trí: nằm ở giữa (từ lớp Vỏ đến 2900 km)
– Độ dày: Khoảng 2900 km
– Đặc điểm: Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất.
. Rất đậm đặc, quánh dẻo
. Vật chất ở trạng thái rắn.
Thạch quyển : Vỏ Trái Đất và phần trên lớp Manti (sâu khoảng 100km), gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
– Gồm:
+ Manti trên: lớp Vỏ đến 700 km.
+ Manti dưới: từ 700 km đến 2900 km.
3. Nhân Trái Đất
– Vị trí: nằm ở trong cùng (từ 2900 km đến 6370 km)
– Độ dày: Khoảng 3470 km
– Đặc điểm: Vật chất ở trạng thái lỏng. Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hóa học chủ yếu là Ni, Fe.
– Gồm:
+ Nhân ngoài: từ 2900 km đến 5100 km
+ Nhân trong: từ 5100 km đến 6370 km.
Trả lời:
Vào các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng tròn hoặc không có.
- Vào ngày triều cường, Mặt Trăng - Mặt Trời - Trái Đất nằm trên cùng một hàng.
- Vào ngày triều kém, Mặt Trăng tạo với Mặt Trời và Trái Đất một góc vuông.
- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất.
- Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém: Mặt Trăng nằm vuông góc với Trái Đất và Mặt Trời.
- Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.
- Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền ; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
- Gió fơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là l00m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng.
Trả lời:
- Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.
- Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền ; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
- Gió fơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao l00m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là l00m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng.
- Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương.
- Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.
– Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương.
– Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.
- Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa.
- Về mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam, đến tận Trung Quốc và Hoa Kì,... Gió thổi từ bắc xuống theo hướng bắc - nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc. gió này lạnh và khô.
Dựa vào các hình 12.2 và 12.3, hãy trình bày hoạt động cua gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á
-Vào mùa hạ: Khu vực Nam Á và Đông Nam Á bị đốt nóng mạnh mẻ do đó hình thành nên một vùng áp thấp có trung tâm ở Nam Á. Gió Mậu dịch từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam vưọt Xích đạo và bị lệch hướng thành gió tây nam thổi vào Nam Á và Đông Nam Á. Đó là gió mùa mùa hạ.
- Vào mùa đông: Khu vực Bắc Á bị hóa lạnh mạnh mẽ hình thành nên ở đây một áp cao. Gió sẽ thổi từ áp cao này qua Nam Á và Đông Nam Á xuống vùng áp thấp Xích đạo theo hướng bắc - nam nhưng bị lệch hướng thành gió đông bắc.
Lớp Manti được chia thành hai tầng.
+ Tầng Manti trên (lừ 15 đến 700 km).
+ Tầng Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).