K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lời giải chi tiết

- Khi trời nóng, thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ chế làm mát bằng các hoạt động của: các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, thân nhiệt giảm, cơ thể kích hoạt cơ chế làm ấm, các mạch máu dưới da co lại, ngừng tiết mồ hôi và các cơ dựng lông co.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.

24 tháng 7 2023

* Ống tiêu hóa bao gồm: 

- Khoang miệng.

+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn

- Hầu( họng) và thực quản

+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày.

+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

- Ruột non:

+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.

+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.

- Hậu môn:

+ Chức năng thải phân.

* Tuyến tiêu hóa bao gồm: 

- Tuyến nước bọt

+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.

- Tuyến vị.

+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

- Gan.

+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.

- Túi mật.

+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.

- Tuyến tụy

+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.

- Tuyến ruột

+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khi em tập thể dục, có sự tham gia của các hệ cơ quan gồm: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ vận động.

- Khi tập thể dục, sự bài tiết mồ hôi, nhịp thở và nhịp tim đều tăng.

Giải thích: Khi tập thể dục, các tế bào cơ tăng cường hoạt động → Các tế bào cơ cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn → Các tế bào cơ cần lượng oxygen và vật chất nhiều hơn để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào, đồng thời, nhu cầu thải chất thải và carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng lên. Do đó:

+ Nhịp thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp khí oxygen và đào thải khí carbonic.

+ Nhịp tim nhanh hơn để giúp máu vận chuyển khí oxygen và vật chất đến các tế bào cơ và vận chuyển khí carbonic và chất thải từ tế bào đi một cách kịp thời.

+ Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng sinh nhiệt nên cơ thể nóng lên → Cơ thể toát nhiều mô hôi để giảm nhiệt giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:

- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo xương ức và xương sườn nâng lên, giúp lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.

- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm.

9 tháng 12 2023

Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

29 tháng 3 2024

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

3 tháng 9 2023

Hệ vận động gồm có bộ xương, hệ cơ và các khớp

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn:

- Khi cơ co: Cẳng tay cong lên sát cánh tay, làm cho bắp cơ ở cánh tay ngắn lại và phình ra.

- Khi cơ dãn: Cánh tay duỗi thẳng, làm cho bắp cơ ở cánh tay trở về trạng thái bình thường.

Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn vì khi tay ở tư thế co, khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo giúp nâng sức chịu tải của tay.
3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho

hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.

tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid

tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên 

cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn

khớp khỏe hơn: Do màng dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên 

tăng khối lượng và kích thước xương: do TDTT giúp kích thích các tế bào tạo xương sụn ở đầu xương

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các tuyến nội tiết trong cơ thể:

Tuyến nội tiết

Vị trí

 

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

- Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ, chỉ ra được vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết

Lời giải chi tiết

Vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết được thể hiện trong bảng sau:

 

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kỳ thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

 

- Hệ nội tiết: là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.