K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán:

- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:

- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

22 tháng 7 2023

a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn

b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường

c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu

d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro 

e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.

g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)

9 tháng 12 2023

Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

29 tháng 3 2024

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:

- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo xương ức và xương sườn nâng lên, giúp lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.

- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:

b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

4 tháng 9 2023

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:

d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.

e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét…)

g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.

4 tháng 9 2023

Biến đổi hoá học: d, e, g

Vì có sự tạo thành chất mới sau các quá trình đó.

4 tháng 9 2023

Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:

a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.

b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.

c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.

24 tháng 7 2023

- Qua quá trình tiêu hóa những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành các chất mà tế bào và cơ thể hấp thụ được là: đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước.

12 tháng 8 2023

Tham khảo : 

Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình sự thay đổi về trạng thái kích thước và hiện tượng ở thí nghiệm 1