Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Ống tiêu hóa bao gồm:
- Khoang miệng.
+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn
- Hầu( họng) và thực quản
+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày.
+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.
- Ruột non:
+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.
+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.
- Hậu môn:
+ Chức năng thải phân.
* Tuyến tiêu hóa bao gồm:
- Tuyến nước bọt
+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.
- Tuyến vị.
+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.
- Gan.
+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.
- Túi mật.
+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.
- Tuyến tụy
+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.
- Tuyến ruột
+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn
b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường
c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu
d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro
e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.
g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)
Tham khảo!
Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán:
- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.
Tham khảo!
Các cơ quan của hệ hô hấp | Đặc điểm | Chức năng |
Mũi | Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc. | Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi. |
Họng | Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho. | Dẫn khí và làm sạch không khí. |
Thanh quản | Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn. | Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn. |
Khí quản | Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc. | Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. |
Tham khảo!
Ví dụ: Khi lặn trong biển
Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.
Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Tham khảo!
- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:
Tên cơ quan | Chức năng |
Xoang mũi | Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí. |
Hầu (họng) | Dẫn khí. |
Thanh quản | Dẫn khí, phát âm. |
Khí quản | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Trao đổi khí. |
Tham khảo!
Ý 1.
Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt: Việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.
Ý 2:Phải dùng tay ấn vào lồng ngực trong phương pháp ấn lồng ngực vì: Khi dùng tay ấn vào lồng ngực sẽ tạo ra lực ép tác động gián tiếp vào tim và phổi, giúp khôi phục tuần hoàn và cử động hô hấp.
Tham khảo!
Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:
- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo xương ức và xương sườn nâng lên, giúp lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.
- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm.