Thành phần của máu | Đặc điểm cấu tạo | Chức năng |
Huyết tương | Gồm nước, chất dinh dưỡng và chất hòa tan khác | Vận chuyển các chất |
Tiểu cầu | Không nhân | Tham gia vào quá trình đông máu |
Bạch cầu | Có nhân, không màu | Tham gia bảo vệ cơ thể |
Hồng cầu | Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ | Tham gia vận chuyển chất khí (O2, CO2) |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của da. Từ đó, nắm được chức năng của mỗi lớp cấu tạo đó.
Lời giải chi tiết
a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:
Các lớp cấu tạo của da | Chức năng |
Lớp biểu bì | Chức năng bảo vệ |
Lớp bì | Chức năng xúc giác, bài tiết |
Lớp mỡ dưới da | Chức năng cách nhiệt, bảo vệ |
b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da
Lớp cấu tạo | Một số bộ phận |
Lớp biểu bì | Thân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục |
Lớp bì | Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi |
Lớp mỡ dưới da | Tế bào mỡ |
Hệ sinh dục nữ | Hệ sinh dục nam | ||
Cơ quan | Chức năng | Cơ quan | Chức năng |
Buồng trứng | - Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ. | Ống dẫn tinh | Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh. |
Âm đạo | - Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. - Tiếp nhận tinh trùng. - Là đường ra của trẻ sơ sinh. | Tuyến tiền liệt | Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch. |
Ống dẫn trứng | - Đón trứng. - Là nơi diễn ra sự thụ tinh. - Vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung. | Tuyến hành | Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng. |
Tử cung | - Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử. - Nuôi dưỡng phôi thai. | Túi tinh | Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch. |
Âm hộ | - Bảo vệ cơ quan sinh dục. | Tinh hoàn | Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam. |
| Mào tinh hoàn | Nơi tinh trùng phát triển toàn diện. | |
Dương vật | Có niệu đại |
Tham khảo!
- Cấu tạo của một bắp cơ: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động:
+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Mà tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ kéo theo sự cử động của xương tạo nên sự vận động.
+ Sự thay đổi chiều dài và đường kính của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.
Tham khảo!
Ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái:
Các kiểu hệ sinh thái | Ví dụ | Môi trường sống | Quần xã sinh vật |
Hệ sinh thái rừng | Hệ sinh thái rừng nhiệt đới | Môi trường trên cạn, môi trường trong đất, môi trường sinh vật. | Cây chuối hột, cây lim xanh, cây sấu, dương xỉ, kiến, chim sẻ, giun đất, chuột, con vắt,… |
Hệ sinh thái biển và ven biển | Hệ sinh thái rạn san hô | Môi trường dưới nước, môi trường sinh vật. | San hô, hải quỳ, cá hề, tôm hùm, ốc hương, bạch tuộc, mực, sán lá gan, sán dây,… |
Hệ sinh thái nông nghiệp | Hệ sinh thái đồng ruộng | Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật. | Lúa, cỏ, cua đồng, tép, ốc bươu vàng, ếch, bọ rùa, ốc sên, chuột, sâu đục thân, rệp,… |
Hệ cơ quan | Cơ quan | Chức năng | Một số bệnh thường gặp | Cách bảo vệ |
Hệ vận động | Cơ, xương, khớp | Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển | loãng xương, viêm khớp, còi xương, bong gân,… | duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối Bổ sung Vitamin và chất khoáng thiết yếu Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao Vận động vừa sức đúng cách Đi đứng ngồi đúng tư thế Điều chỉnh cân nặng phù hợp Tắm nắng |
Hệ tiêu hóa | Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa | Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài | Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày, … | Có chế độ dinh dưỡng hợp lý Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh Hạn chế sử dụng chất kích thích Vệ sinh răng miệng đúng cách Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp |
Hệ tuần hoàn căng thẳng nghỉ ngơi hợp lý ý | tim và hệ mạch | Vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài | thiếu máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… | Có cơ chế độ ăn uống khoa học Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ, tăng cường sử dụng rau xanh cho quả Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia Luyện tập thể dục thể thao vừa sức Kiểm soát cân nặng tránh lo âu |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí (Mũi, Họng, thanh quản, khí quản phế quản) và hai lá phổi | giúp cơ thể lấy lại khí Oxygen từ môi trường và thải ra khí carbon dioxide ra ngoài cơ thể | viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen, suyễn, cúm,… | Vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường Ăn uống đầy đủ dưỡng chất hợp lý Không hút thuốc lá Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh Đeo khẩu trang chống bụi tiêm vaccine phòng bệnh. |
Hệ bài tiết | Phổi, thận, da, gan | lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường | viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,… | Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn nhiều muối Rèn luyện thể dục thể thao phù hợp Không nhịn tiểu, giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ Khám sức khỏe định kỳ Không tự ý dùng thuốc |
Hệ thần kinh | Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Thu thập các kích thích từ môi trường điều khiển điều hòa các hoạt động của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường | Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, parkinson, Alzheimer,… | Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Đảm bảo giấc ngủ Không sử dụng chất kích thích Thường xuyên kiểm tra sức khỏe |
Hệ nội tiết | các tuyến nội tiết tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy tuyến trên thận, tuyến sinh dục,… | điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết ra một số hoóc môn tác động đến cơ quan nhất định | đái tháo đường, bướu cổ, lùn và khổng lồ, vô sinh | Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Đảm bảo giấc ngủ Không sử dụng chất kích thích Không tự ý dùng thuốc Thường xuyên kiểm tra sức khỏe |
Hệ sinh dục | ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,.. ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,… | giúp cơ thể sinh sản duy trì nòi giống | Bệnh lậu, sùi mào gà, viêm gan B, HIV/AIDS, giang mai | Nâng cao sức khỏe vệ sinh cá nhân cơ quan sinh dục đúng cách cách Tập luyện thể dục thể thao hợp lý chế độ dinh dưỡng hợp lý Tìm hiểu thông tin sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy Thái hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ của tiến bộ Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website nội dung không phù hợp |
Học sinh tham khảo nội dung trong bảng trên để vẽ sơ đồ
Tham khảo!
Các cơ quan của hệ hô hấp | Đặc điểm | Chức năng |
Mũi | Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc. | Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi. |
Họng | Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho. | Dẫn khí và làm sạch không khí. |
Thanh quản | Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn. | Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn. |
Khí quản | Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc. | Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. |
Tham khảo!
- Đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo: Máu chưa lọc từ động mạch của cơ thể → Máy bơm máu → Máy lọc máu → Máy điều chỉnh áp lực → Máu đã được lọc được đưa trở lại tĩnh mạch của cơ thể.
- Bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là máy lọc máu.
Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8
(I-Hệ thần kinh , 1.Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sgk/151)
-Chức năng của hệ thần kinh : Hệ thần kinh có chức năng điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất .
- Cấu tạo của hệ chức năng :
+ Bộ phận trung ương ( não và tủy sống )
+ Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh và hạch thần kinh )
Trong đó , bộ phận trung ương đóng vai trò chủ đạo
Vị trí của mỗi bộ phận :
Não - nằm trong hộp sọ
Tủy sống - nằm trong cột sống
Hạch thần kinh - nằm ở khoang bụng và có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan
Dây thần kinh - khắp cơ thể