Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.
- Khả năng tiếp cận thị trường.
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu.
Sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải được ảnh hưởng bởi một loạt các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý. Dưới đây là một số nhân tố quan trọng và ví dụ minh họa:
- Hạ tầng và cơ sở vận tải: Hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự hiện diện của các cảng biển lớn như Cảng Sài Gòn (TP.HCM) và Cảng Hải Phòng có tác động đáng kể đến việc phân bố hàng hóa và dịch vụ vận tải ở Việt Nam.
- Kích thước và dân số của địa phương: Kích thước và dân số của một khu vực ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải. Ví dụ, các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội cần có hệ thống giao thông vận tải phát triển để đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày của dân số đông đúc.
- Tình hình kinh tế và thương mại: Sự phát triển của ngành kinh tế và thương mại trong một khu vực cũng ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải. Ví dụ, việc tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải hiệu quả.
- Chi phí và giá cả: Chi phí vận tải và giá cả của dịch vụ vận chuyển cũng là một nhân tố quan trọng. Ví dụ, việc phát triển hệ thống đường cao tốc giữa các thành phố có thể giảm thời gian di chuyển và giúp giảm chi phí vận tải.
- Chính trị và quản lý: Quản lý và chính trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Ví dụ, chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ hoặc đầu tư vào hạ tầng giao thông có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
- Ảnh hưởng của môi trường: Môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng quan trọng đối với ngành giao thông vận tải. Ví dụ, sự tập trung vào các phương tiện giao thông sạch và thân thiện với môi trường như xe điện hoặc công nghệ nhiên liệu sạch có thể thay đổi cách ngành này phát triển.
-> Ngành giao thông vận tải là một phần quan trọng của nền kinh tế và xã hội và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự phát triển và phân bố của ngành này phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố kinh tế, xã hội, và địa lý.
- Vị trí ven biển: Các quốc gia hoặc khu vực có vị trí ven biển thường có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông biển và đường biển. Ví dụ, các quốc gia nằm ở bờ biển có khả năng phát triển các cảng biển quan trọng, thúc đẩy thương mại quốc tế và du lịch biển. Ví dụ về điều này là Singapore, một đảo quốc có cảng biển bận rộn và là một trung tâm giao thông quốc tế.
- Vị trí trung tâm lục địa: Các quốc gia nằm ở vị trí trung tâm lục địa thường có lợi thế trong việc phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt. Ví dụ, nước Nga, với diện tích rộng lớn và vị trí trung tâm trên lục địa Eurasia, có mạng lưới đường sắt và đường bộ mở rộng để kết nối châu Âu và châu Á.
- Vị trí nút giao thông quốc tế: Các thành phố hoặc khu vực nằm ở vị trí nút giao thông quốc tế thường trở thành trung tâm giao thông quốc tế và khu vực. Ví dụ, Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã phát triển một trong những sân bay quốc tế lớn nhất và là một điểm trung chuyển quốc tế quan trọng giữa châu Á, châu Âu và châu Phi.
Loại hình giao thông vận tải | Đặc điểm |
Đường ô tô | - Chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải, cơ động, phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn, có khả năng phối hợp với các loại hình vận tải khác, mạng lưới ngày càng mở rộng, chất lượng phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường. - Khối lượng chuyên chở không lớn, tiêu thụ nhiều nhiên liệu gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí, tai nạn giao thông. |
Đường sắt | - Vận chuyển được hàng hóa nặng trên những tuyến đường dài với tốc độ khá nhanh và ổn định, giá rẻ hơn vận tải ô tô, mức độ an toàn và sự tiện nghi cao, ít gây tai nạn - Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt đường ray. |
Đường biển | - Chuyên chở hàng hóa nặng, chất lỏng trên quãng đường dài, giá cước vận chuyển rẻ hơn các loại hình vận tải khác, mức độ an toàn khá cao. - Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tốc độ vận tải tương đối chậm, gây ô nhiễm môi trường biển, đại dương. |
Đường hàng không | - Tốc độ vận tải cao, thời gian vận chuyển ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp. |
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí:
+ Nhân tố quy định sự có mặt của loại hình giao thông vận tải.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
- Nhân tố tự nhiên: ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, trong đó nổi bậc nhất là địa hình, khí hậu.
+ Địa hình quy định sự có mặt và vai trò của loại hình giao thông vận tải, ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông.
+ Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
- Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của giao thông vận tải, đến việc lựa chọn loại hình, mật độ vận tải, hướng và cường độ vận chuyển. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.
+ Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị): ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.
+ Khoa học – công nghệ: ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, việc hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải, quá trình điều hành và quản lí giao thông vận tải.
+ Vốn đầu tư và chính sách: tác động tới sự phát triển mạng lưới và mức độ hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Ví dụ:
- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.
Lời giải chi tiết:
Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.
Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Khoa học – công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải, sự hình thành các mạng lưới giao thông vận tải và sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình giao thông vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải và hoạt động của các phương tiện vận tải.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải (hàng hóa, hành khách).
+ Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải.
+ Khoa học – công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,..) của giao thông vận tải.
- Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Ví dụ: Du lịch là ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, đây là ngành tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để thu hút khách du lịch đến tham quan từ đó tạo thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là hình thức phổ biến được khai thác hiện nay.
* Những vai trò của dịch vụ:
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.* Ví dụ:
Ngành dịch vụ giúp phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người: Nhà nước tập trung phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực. Chú trọng chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo quản trị theo các chương trình quốc tế. Đẩy nhanh đào tạo nghề chất lượng cao. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề theo cơ chế thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động và hợp tác với cơ sở đào.Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Có chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển. Thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Ví dụ (Dân cư, lao động): những khu vực đông dân cư hệ thống giao thông vận tải sẽ phát triển mạnh ngược lại những khu vực dân cư thưa thớt giao thông vận tải cũng hoạt động kém phát triển hơn.