Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ở trẻ em, dư thừa hormone tăng trưởng có thể khiến xương của trẻ tiếp tục dài ra ngay cả khi đã hết tuổi dậy thì. Một số trường hợp hiếm gặp có thể mắc chứng khổng lồ, chiều cao lên tới hơn 2m. Việc dư thừa hormone tăng trưởng cũng có thể dẫn đến yếu cơ, đau đầu, mặt bì bì...
Ở giai đoạn trưởng thành, dư thừa hormone tăng trưởng có thể dẫn đến bệnh to đầu chi. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm gặp. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện da dày, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khớp... Khi đó, xương của bệnh nhân sẽ không phát triển theo chiều dài mà to lên theo chiều dày khiến bàn chân, bàn tay to ra.
2. Trứng -> Ấu trùng -> Nhộng -> Ruồi trưởng thành -> Trứng
Cần tiêu diệt ruồi ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng để tránh việc trưởng thanhfgaay hại cho con người.
3. Cơ thể bệnh nhân sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, khiến cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap. Hậu quả là xung động thần kinh không dẫn truyền được và các cơ không vận động được, dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ - biểu hiện của bệnh nhược cơ
Tham khảo:
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia và di chuyển vào tử cung, chuyển thành túi phôi
- Qua các giai đoạn phân hóa, hình thành và phát triển thành cơ quan
- Phôi 2 tháng tuổi đã có hầu hết cấu trúc cơ bản của cơ thể sẽ di chuyển qua giai đoạn tăng trưởng các cơ quan và hoàn thiện dần cấu trúc
- Giai đoạn sau sinh gồm: Sơ sinh, thiếu nhi, thiếu niên, vị thành niên và trưởng thành
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
Tham khảo!
- Cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú vì: Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trạng thái sinh lí của cơ thể: trẻ em cần nhiều năng lượng và các chất để cung cấp cho quá trình phát triển tầm vóc cơ thể, phụ nữ khi mang thời và cho con bú cũng cần nhiều năng lượng và các chất để đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé,... Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.
- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.
+ Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.
+ Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.
+ Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.
- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.
→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…
- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….
- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.
- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thep. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
- Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để
Tham khảo:
Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.
Tham khảo:
Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng ở bên trong cơ thể mẹ. Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt, phôi nang, phôi vị, tạo cơ quan. Ở người, giai đọan phôi thai diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hai tháng đầu gọi là giai đoạn phôi, từ tháng thứ 3 đến khi sinh ra là giai đoạn thai. Ở giai đoạn này, phôi cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống riêng đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.