Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình a có đỉnh pit tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
- Hình b, c có đỉnh pit tông gần tâm trục khuỷu nhất.
- Pít tông (4) đang dịch chuyển lên trên. Khi pit tông dịch chuyển lên vị trí cao nhất sẽ đổi chiều chuyển động, và sau đó khi pit tông dịch chuyển xuống vị trí thấp nhất sẽ lại đổi chiều chuyển động.
- Mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh:
+ Thể tích lớn nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 6 của kim đồng hồ.
+ Thể tích nhỏ nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 12 của kim đồng hồ.
Trục khuỷu quay theo chiều mũi tên, pít tông sẽ chuyển động lên trên; thể tích giảm dần, nhiệt độ và áp suất phía trên đỉnh pít tông tăng dần.
Tham khảo:
a) gia công không phôi
b) gia công cắt gọt
c) gia công bằng máy
d) gia công bằng tay
Tham khảo
- Pit tông được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân (hình 19 4).
- Đỉnh pít tông cùng với xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy.
- Đầu pít tông có các rãnh để lắp xecmăng (có hai loại xecmăng là xecmăng khí và xecmăng dầu) làm nhiệm vụ bao kín.
- Thân pit tông dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xilanh và có lỗ lắp chốt pít tông để liên kết với đâu nhỏ thanh truyền. Để chống di chuyển dọc trục của chốt pít tông, hai đâu chốt pít tông được lắp các vòng hãm.
- Lực tác dụng của người lái xe từ bàn đạp truyền đến các pít tông của xi lanh chính, đẩy dầu thuỷ lực đến xi lanh công tác của các cơ cấu phanh và tạo ra áp suất. Áp suất thuỷ lực tạo áp lực đẩy các má phanh ép chặt vào đĩa phanh, ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.
- Việc thiết kế hai pít tông trong xi lanh chính là để tạo ra hai dòng dẫn động phanh riêng biệt, giúp tăng độ tin cậy và tính năng an toàn của hệ thống phanh.
- Nhiệm vụ của pittong: Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí.
- Nhiệm vụ của thanh truyền: Chi tiết dùng để truyền lực giữa pittong và trục khuỷu.
- Nhiệm vụ của trục khuỷu: Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác, dẫn động các cơ cấu và hệ thống động cơ.
- Cấu tạo của pittong: Gồm 3 phần chính đỉnh, đầu và thân.
+ Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.
+ Đầu pittong: Có nhiệm vụ bao kín buồng cháy. Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Xec-măng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cate. Xec-măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cate lọt vào buồng cháy.
+ Thân pittong: Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh. Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền
- Cấu tạo của thanh truyền: Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.
+ Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.
+ Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.
+ Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để dảm ma sát và chống mài mòn.
- Cấu tạo trục khuỷu gồm :
+ Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu.
+ Chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền. Cổ khuỷu, chốt khuỷu có dạng hình trụ.
+ Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.
+ Đuôi trục khuỷu lắp vớ bánh đà.
Thanh truyền được kết nối với pít tông và trục khuỷu:
Khi động cơ hoạt động, hỗn hợp hoà khí bị đốt cháy tạo ra lực đẩy đẩy Piston chuyển động tịnh tiến trong lòng của xilanh. Lúc này thanh truyền sẽ đóng vai trò là bộ phận truyền chuyển động tịnh tiến của Piston sang chuyển động quay của Trục khuỷu. Sau đó nhờ lực quay (đà quay) của bánh đà, thanh truyền lại đẩy piston về để bắt đầu các kỳ mới.