Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Áp suất thẩm thấu máu tăng (ví dụ như khi ăn mặn, tăng glucose máu, cơ thể mất nước) sẽ kích thích tiết hormone ADH. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu, từ đó, làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.
a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.
Đáp án C
+ Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi... à thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước và uống nước vào => giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm thì thận tăng thải nước và duy trì áp suất thẩm thấu.
* Điều hòa nồng độ glucozo trong máu là nhờ vai trò của gan.
Đáp án D
Cả 4 cơ chế nói trên.
★ Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:
♦ Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
♦ Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).
♦ Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
Đáp án D
Cả 4 cơ chế nói trên
Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH má, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:
- Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).
- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu
Tham khảo:
-Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch " mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch " tĩnh mạch chủ.
-Nguyên nhân là vì thể tích máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Thể tích máu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(Nếu thiết diện nhỏ thì chênh lệch huyết áp lớn " Vận tốc máu nhanh và ngược lại)
Ta có:
+Trong hệ thống động mạch: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch - Thể tích máu giảm dần.
+Mao mạch có tiết diện lớn nhất nên vận tốc chậm nhất.
+Trong hệ thống tĩnh mạch: tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ " Vận tốc máu tăng dần
2) vì cơ thể có cơ chế điều hòa đường huyết
- khi ăn nhiều đường nồng độ glucozo trong máu tăng cao => gan sẽ điều hòa đường huyết
+ gan biến đổi glucozo thành glicozen dưới sự xúc tác của enzim Insulin do tb B của tụy tiết ra. Glicozen sẽ đc dự trữ trong gan và cơ.
3) điều hòa nước
- khi cơ thể thiếu nc
+ ASTT giảm huyết áp tăng khích thích trung khu điều hòa trao đổi nước dưới đồi thị gây cảm giác khát và đồng thời khích thích tuyến yên tăng tiết ADH => thận tăng tái hấp thụ nước
- khi cơ thể thừa nc
+ ASTT tăng, huyết áp giảm khích thích trung khu điều hòa trao đổi nước dưới đồi, thị khích thích tuyến yên gảm tiết ADH => thận giảm tái hấp thụ nc=> lượng nc tiểu tăng
Điều hòa khoáng
- điều hòa khoáng là điều hòa lượng Na+
- khi Na+ giảm tuyến thượng thận tiết andosteron làm tăng khả năng tái hấp thụ Na+ của các ống thận
- khi Na+ tăng thì ASTT tăng => khát nc và uông nhiều nc=> lượng nc và Na+ dư thừa sẽ theo nc tiểu ra ngoài
- Khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành.
- Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone, aldosterone kích thích tăng tái hấp thụ \(Na^+\) và nước ở ống lượn xa, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả là thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường.