Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:
- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.
- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.
- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...
- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.
- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.
* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
Tham khảo:
- Cơ sở làm xuất hiện phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
a. Trong nước.
- Thực dân Pháp dập tắt phong trào Cần Vương à sự thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến à đặt ra yêu cầu cần có con đường mới thay thế.
- Phỏp căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bước đầu phân hoá, các giai tầng xã hội mới ra đời như tư sản, tiểu tư sản, cn nhưng những tầng lớp này còn non yếu chưa đủ sức phát động được một cuộc cách mạng mới, trong khi các sỹ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng, chính trị đã nắm lấy thời cơ để tổ chức nên một trào lưu cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản…
b.Những ảnh hưởng bên ngoài tác động vào Việt Nam.
+Ảnh hưởng từ Trung Quốc: Cuộc Duy tân Bách nhật của Lương, Khang… Các sỹ phu tiến bộ Trung Quốc đã viết,dịch nhiều loại tân văn, tân báo truyền bá vào nước ta,các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng tư sản, chuyển từ tư tưởng quân chủ sang quân chủ lập hiến. Cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập Trung Hoa Dân quốc, các sĩ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ, chuyển sang tư tưởng cộng hoà.
+ Từ Nhật Bản: Sau Minh Trị duy tân, Nhật Bản đã trở thành một đế quốc hùng mạnh… Sau chiến thắng trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật càng được các sỹ phu yêu nước tiến bộ Việt Nam ngưỡng mộ, muốn noi gương Nhật Bản tiến hành cải cách và nhờ Nhật giúp đánh Pháp.
+ Từ yêu cầu thời đại: Thế kỉ XX là thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, sự thắng thế của CNTB trên quy mô toàn thế giới, nhiều nước châu Á mang nặng tư tưởng phong kiến cũng đã chuyển biến theo con đường tư sản đã tác động mạnh đến nhận thức của giới sỹ phu yêu nước
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Trong đó, bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa (hay nói cách khác là trí thức Nho học) đã đóng vai trò khá quan trọng trong tiếp thu luồng tư tưởng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản.
Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu trong giới trí thức Nho học, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - tiêu biểu cho phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: C
* Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Thế giới:
+ Từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút xô, Mông te ski ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc... đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga sa hoàng (1905). Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
- Trong nước:
+ Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã thất bại khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới, một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới.
+ Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm xã hội Việt nam phân hóa và xuất hiện những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân... tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu luồng tư tưởng mới.
* Những đóng góp của phong trào đó đối với lịch sử dân tộc:
- Giúp cho nhân dân Việt Nam nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến, nó đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới.
- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tính tự cường, tư tưởng chống Pháp và tay sai, muốn canh tân để đất nước giàu mạnh lên.
- Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trị của những người yêu nước Việt Nam và của toàn bộ xã hội: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản... Đây là tư tưởng tích cực và tiến bộ, là cơ sở quan trọng cho việc chuyển biến sáng tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.
- Phong trào dân tộc - dân chủ đầu thế kỉ XX là bước đệm quan trọng thúc đẩy cho phong trào giải phóng dân tộc sau này lên một bước cao hơn với những nội dung khác trước.
- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hòa nhập với trào lưu mới.
- Phong trào đã dấy lên một cuộc vận động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tạo ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.
- Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, quy mô... đặt cơ sở việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.
- Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế - kinh tế công thương tư bản chủ nghĩa.
- Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hóa, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam.
Vì sao các sĩ phu yêu nước VN muốn đưa VN theo con đường Nhật Bản?
Phong trào tuy phát triển mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại vì:
– Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong cả nước….
– Chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
– Kẻ thù còn mạnh.
Đặc điểm cơ bản của phong trào yeu nước chống pháp:
-Chiến đấu kịp thời ngay khi p đặt chân lên bán đảo sơn trà
-Xác định đúng kẻ thù dân tộc
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm
-Chiến đấu mưu trí sáng tạo với nhiều hình thức phong phú
-khi triều đình phản bội lại quền lợi dân tộc thì nhân dân ta kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống pk đầu hàng
Nguyên nhân thất bại:
-Khách quan:
+do P còn mạnh
-Chủ quan:
+Phong trào thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu 1 giai cấp lãnh đạo tiên tiến nên các cuộc khởi nghĩa đó không có sự phối hợp vs nhau và lại thiếu tính thống nhất toàn quốc
Tick nếu bạn thấy đúng nha