Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.
Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.
Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.
Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.
Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.
bài này là bài : Cổng trường mở ra nhé
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ.
1. Mở bài:
– Bài văn Cổng trường mở ra của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.
– Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Thân bài:
* Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ:
– Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức.
– Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng.
– Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
* Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ:
– Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa.
– Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
– Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn.
– Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng…
* Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường:
– Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người.
– Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người.
– Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước…
3. Kết bài:
– Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ.
– Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.
- Người mẹ không ngủ được vì đnag sống trong những kỉ niệm xưa của chính mình, về ngày khai trương đầu tiên vào lớp Một đi cùng với mẹ ( tức là bà ngoại của em bé trong bài ) đến trường.
- Tấm lòng của mẹ với con: mẹ thương yêu con, hồi hộp và xúc động.Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con, một lòng vì con, hi sinh thầm lặng vì con và là một người mẹ yêu con vô cùng.
Chúc bạn học tốt
Em tham khảo:
Điều may mắn mà em có được trong cuộc sống đó chính là em có một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Gia đình luôn là tổ ấm là nơi che chở cho em những khi em có những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Gia đình là nơi bình yên và cho em những tiếng cười ấm áp khi trở về nhà.
Gia đình em là một gia đình khá đặc biệt khi em được sống cùng ông bà nội dưới cùng một mái nhà. Ông nội chính là người mà em thần tượng và vô cùng kính trọng, bởi ông em chính một vị anh hùng đã có nhiều hy sinh lập được nhiều chiến công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Gia đình luôn là nơi mà khi con người mệt mỏi đều muốn quay về với mái ấm của mình nơi có những người luôn lo lắng yêu thương ta thật lòng. Nơi có những người thân gắn kết với chúng ta bằng tình cảm máu thịt. Chỉ khi ở bên cạnh những người thân yêu thương ta thì chúng ta mới có thể cởi bỏ được những mệt mỏi lo lắng khỏi trái tim mình. Chỉ ở bên cạnh gia đình chúng ta mới có thể sống thật với tính cách con người mình nhất.
Trong gia đình em ông nội chính là người có tiếng nói quyền lực nhất. Ông luôn dạy cho chúng em biết những điều phải trái đúng sai, dạy chúng em những thói quen sinh hoạt tích cực sống hết mình có lý tưởng hoài bão lớn lao. Ngay từ khi em còn nhỏ em đã thân thiết và gần gũi với ông được ông yêu thương cưng chiều. Mỗi buổi sáng ông em thường dậy từ sớm chăm sóc cho những chú chim cảnh, vườn cây, ao cá của mình. Nhờ bàn tay chăm sóc của ông nội mà gia đình em luôn có rau sạch và cá tươi để ăn.
Ông em năm nay đã 75 tuổi mái tóc có nhiều sợi bạc nhưng sức vóc ông vẫn còn dẻo dai lắm bởi ngày xưa ông từng có thời tham gia chiến trường từng vào sinh ra tử đối mặt với kẻ thù hiểm ác nhiều lần. Chính những năm tháng khó khăn đó đã rèn luyện cho ông nội em một ý chí nghị lực sống phi phàm hơn người. Ông cũng thường xuyên tập thể dục nên sức khỏe vẫn còn khá tốt. Nhưng đôi khi ông cũng bị đau nhức xương khớp nhất là khi trời trở gió thì vết thương ở chân ông do viên đạn ngày nào găm phải lại đau đớn nhức nhối. Em rất thương ông bởi em biết những lúc như vậy ông đau đớn nhiều lắm. Nhưng dù bệnh tình có như thế nào ông nội em vẫn luôn thể hiện phong cách của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông vui vẻ lắm, mỗi khi cả nhà lo lắng suýt xoa cho vết thương của ông, thì ông em đều gạt đi và nói rằng một chút vết thương nhỏ như vậy có đáng gì ông vẫn còn khỏe lắm. Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về ông nội của mình, bởi em đã từng được học những tiết lịch sử ý nghĩa mà cô giáo giảng trên lớp. Em hiểu rằng để có một cuộc sống bình yên như ngày hôm nay ông cha ta đã phải hy sinh rất nhiều, nhiều anh hùng dân tộc đã nằm xuống nơi rừng hoang đất lạnh để hôm nay chúng em được tung tăng vui vẻ cắp sách tới trường, chúng em được hưởng cuộc sống thái bình. Đó là nhờ công lao của những người như ông nội em.
Ông em cũng là người vô cùng nhân hậu thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn neo đơn ở trong làng của em. Trong làng em ở có nhiều cụ già con cháu đều đi làm xa hoặc đã tử trận trong chiến tranh nên giờ họ chỉ sống có một mình. Ông em thường xuyên giúp đỡ những người đó và bảo cha mẹ cùng chúng em phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt. Ông luôn sống vui vẻ hòa nhã với những người xung quanh nên trong làng xóm ai cũng yêu mến và tôn trọng ông nôi của em. Những lúc nhàn rỗi ông nội em thường làm thơ bởi ông có tham gia câu lạc bộ thơ của hội cựu chiến binh.
Ông là người mà em vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng, em mong sao ông em luôn được khỏe mạnh sống lâu trăm tuổi cùng với gia đình của em.
Ai sinh ra trên đời cũng muốn mình đc may mắn đc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh trong một máy ấm gia đình.Nhưng ta nào có thể chọn cho mình 1 cách sống hoàn hảo cuộc sống ấy chăng. Vì vậy ắt hẳn cuộc sống sẽ có nhưng mãnh đời khác nhau bởi nó muôn hình vạn trạng. Thế nên ngay trên dãy đất hình chữ S bjết bao cảnh đời : ‘ mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” và ko ít những con người ko chịu đầu hàng trước số phận. Họ bjết vươn lên, nhìn đời bằng 1 màu hồng vì hoc “ tàn “ nhưng ko “phế”.
Con người vượt wa số phận đó là những con người có ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ chẳng hạn như Nguyễn Ngọc Kí. Câu chuyện của của cậu bé viết bằng chân làm chúng ta cảm động : “ khi tôi lên 4 tuổi bị bại liệt cả hai tay, hai tay buông thỏng như hai sợi dây đeo bên vai.Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi sắp vào mẹt thành những hình tròn dồng tâm rất đẹp để phơi, vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử vào mẹt thành những hình tròn. Khi mẹt cau xếp gần xong thì bất ngờ chân trái của tôi làm nghiêng mẹt cau...” đôi chân ấy trở thành 1 đôi tay làm mọi việc nào là vệ sinh cho mình và viết chữ. Anh đã nghiễm nhiên ngồi ở giảng đường đại học và trở thành một nhà giáo ưu tú. Còn em Nguyễn Minh Tú gương mặt điển hình của thế hệ trẻ hôm nay trong đại hội cháu ngoan bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội. Cha mẹ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Em sinh ra trong một gia đình nghèo khó với nghề làm nông, bản thân bị mất hai tay ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời nhưng em vẫn đến lớp nghe cô giáo giảng bài và em đã hoà nhập vào cộng đồng.
Họ là những con người ko chịu thua số phận, ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống tốt đẹp có ích. Thành công đến với chúng ta là những con đưòng ngắn trơn tru nhưng với những con người ấy sẽ dài và khó khăn hơn nhiều. Ông cha ta thường nói : “ có công mài sắt có ngày nên kim” thế nên ai có thể thay thế đc chính bản thân họ để đạt dc mục đích ấy? Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Minh Tú... họ ko mặc cảm tự ti mà họ sống như “ thép đã tôi thế đấy” của Leptôn xtôi có viết :“hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ko phải hối hận về những năm tháng đã sống hoài sống phí”. Thời gian sẽ sàng lọc ta sẽ thấy dc sự bền bĩ phi thường của những con người và ý chí kiên định của họ, khác vọng của họ là những điều đẹp đẽ nhất.
Chúng ta cần phải đọng viên cảm thông, tôn trọng và tôn vinh họ, sẽ chia và tạo điều kiện để họ có thể phát huy khả năng của mình đẻ họ có thể nhìn đời bằng một màu hồng tươi đẹp.
Ở đời chẳng ai muốn những người xung quanh ta đau khổ và cũng chẳng muốn ta đau khổ. Tuy nhiên khi lâm vào tình cảnh khó khăn thi phải biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội tốt đẹp thì cần những người công dân tốt đẹp. Thế nên cần phải sống tốt mà sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực quyết tâm cùng ya chí vươn lên ngay từ hôm nay.
Trong hai văn bản "Cổng trường mở ra" và "Mẹ tôi" nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài "Cổng trường mở ra" như người mẹ đang tưởng nhớ về những ngày đầu tiên đến trường của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà người mẹ tửng trải qua. Đến lúc con mình phải bắt đầu trên con đường của mình. Những kí ức ấy từ đâu ào ạt dồn về tâm trí của người mẹ hiền.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn "Mẹ tôi" của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Tác giả không thuộc lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh báo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu. Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ ân hận suốt đời. Tác giả gợi lên hình ảnh của người với tấm lòng bao la rộng lớn như biển cả không gì sáng bằng.
Chúc bạn học tốt!
Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi ***** rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của ***** ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.
Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói“nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.