K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2016

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong tập truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới; trong đó, nhân vật cụ Bơ-men là nhân vật đem lại cho tôi nhiều cảm xúc cũng như dư âm nhất! Trong truyện, cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống cùng nhà với hai nhân vật chính là Xiu và Giôn-xi. Cụ thường làm người mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm đó, Giôn-xi bị sưng phổi nặng rất khó chữa. Cụ rất lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của Giôn-xi và cụ cũng hiểu chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi. Sự thể hiện của cụ rất âm thầm, lặng lẽ và chỉ được thể hiện ở một đoạn văn ngắn “...họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Đoạn văn “ Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn” làm người đọc băn khoăn: chẳng hiểu sao cụ Bơ-men lại ra nông nỗi này? Một người nghệ sĩ chẳng mấy khi đi ra ngoài thì làm sao có thể viêm phổi được! Đến cuối câu chuyện, khi tình trạng bệnh tình của Giôn-xi đã khá hơn nhờ “chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã làm người đọc vô cùng ngạc nhiên và xúc động với những gì cụ làm cho Giôn-xi. Hóa ra, “chiếc lá cuối cùng” kia chính là kiệt tác cuối cùng của cụ. Trong đêm đông giá rét nhất, trời mưa bão ầm ầm, cụ đã chẳng ngại ngần trước sự khắc nghiệt của thời tiết và vẽ “nó”, vào chính cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tài năng, tình yêu thương của mình. Tấm lòng của cụ quả thật không thể đo đếm. Qua bức vẽ cụ đã truyền khát vọng sống, một “khởi đầu mới” cho Giôn-xi. Cụ đã hồi sinh một linh hồn, một con người. Có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một biểu tượng cho “tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ”

1 tháng 12 2016

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

 

21 tháng 10 2016

“Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng.

O-hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vât, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này.

Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho XIu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 10 2016

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người.Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

9 tháng 12 2016

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
 

30 tháng 11 2016

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi. Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!! Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói: -Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ! Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp: -Lão... lão bán ***** rồi sao? Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run: -Bán rồi, họ vừa bắt xong. Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và ***** thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ: -Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện ***** bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng: -Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không? Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười: -Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy. Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán ***** rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời. -Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy. Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn. Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

 

12 tháng 10 2016

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn ***g vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

12 tháng 10 2016

ban copy tu tran nao the?

29 tháng 11 2016

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

1 tháng 12 2016

Sao lại cho nhập vào vai anh Dậu nhỉ. Cái ông này cứ ngất với xỉu suốt thì biết lấy gì mà tự sự. Tớ đã làm đề bài này trc đây, nhưng ở câu trả lời khác, đến giờ thì tớ vẫn thấy bài đó cũng ko ổn, bài khá ngắn, bố cục đứt đoạn mà tớ cx ko biết làm thế nào dán liền nó lại nữa, trong bài có đến 4 chuỗi kí tự thế này "............", bạn tham khảo thôi chứ bài này nói thẳng ra là tớ thấy nó ko hay, link nè: /hoi-dap/question/111600.html

Chúc may mắn ^^!gianroi

23 tháng 8 2016

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê  mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.
 
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người  lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

3 tháng 10 2016

K copy trên mạng nka mn!!!!!!!! Thanks nhiều ạvui

9 tháng 12 2018

Nêu giá trị nhân đạo của đoạn trích Trong lòng mẹ,Ngữ văn Lớp 8,bài tập Ngữ văn Lớp 8,giải bài tập Ngữ văn Lớp 8,Ngữ văn,Lớp 8

5 tháng 8 2016

giá những hủ tục....cho đến...cho kì vụn nát mới thôi:Thể hiện lòng yêu thương mẹ của tác giả đồng thời tỏ thái độ muốn dẹp bỏ cổ tục lạc hậu của xã hội bấy giờ.haha