Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Để phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.
Câu 1:
*Nguyên nhân:
- Sử dụng vũ khí trái phép
- Buôn bán vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại trái phép
- Dùng súng để đùa nghịch
- Cho người khác mượn vũ khí
- Lấy mật ong làm cháy rừng
- Dùng mìn, chất nổ để đánh bắt cá, thủy sản
* Bản thân em cần:
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.
- Tố cáo với cơ quan công an về các hành vi vi phạm.
Câu 2:
*HIV/AIDS có thể lây qua đường:
- Đường tình dục
- Đường máu
- Truyền từ mẹ sang con trong thời kì mang thai, sinh đẻ và cho con bú
* Để phòng chống lây nhiễm, pháp luận nước ta quy định:
- Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình.
- Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy, các hành vi làm lây truyền.
- Người nhiễm HIV/AIDS được quyền giữ bí mật tình trạng của mình.
- Không được phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS
- Phải thực hiện các biện pháp phòng chống HIV/AIDS.
Tác hại của tệ nạn xã hội:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc.
Để phòng chống tệ nạn xã hội, đối với trẻ em pháp luật đã có quy định:
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu bia, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mãi dâm, bán hoặc trẻ em sử dụng những văn hóa đồi truy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Trách nhiệm của công dân, học sinh về phòng chống tệ nạn xã hội:
- Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường và địa phương.
Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định
+ Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình.
+ Nghiêm cấm hành vi mua dâm,bán dâm,tiêm chích ma túy, các hành vi làm lây truyền.
+ Người nhiễm HIV/AIDS được quyền được giữ bí mật tình trạng của mình.
+ Không phân biệt đối xử.
+Phải thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm.
Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định
+ Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình.
+ Nghiêm cấm hành vi mua dâm,bán dâm,tiêm chích ma túy, các hành vi làm lây truyền.
+ Người nhiễm HIV/AIDS được quyền được giữ bí mật tình trạng của mình.
+ Không phân biệt đối xử.
+Phải thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm.
Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội
TK
- Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
tham khảo
- Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
Đáp án: D
Pháp luật quy định, để phòng chống HIV/AIDS chúng ta không được có những hành vi cố ý làm lây truyền HIV/AIDS.
ghiện, thuốc hướng thần;
5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;
6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý;
7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý;
8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý;
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma tuý;
10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý;
11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý;
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.
Điều 37
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma tuý.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý.
Điều 38
1. Bộ Công an có trách nhiệm:
A) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma tuý của các bộ, ngành trình Chính phủ;
B) Chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma tuý;
C) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma tuý;
D) Tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma tuý, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật;
Đ) Tổ chức công tác giám định chất ma tuý và tiền chất;
E) Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý, giám định chất ma tuý và tiền chất;
G) Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý; quản lý thông tin về các tội phạm về ma tuý;
H) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện;
I) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma tuý.
2. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
Điều 39
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;
4. Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
Điều 40
1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
A) Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học;
B) Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma tuý; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma tuý; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma tuý;
C) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
Điều 41
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:
A) Ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó;
B) Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Điều 42
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
Điều 43
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân.
Điều 44
1. Cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này được phối hợp với các cơ quan hữu quan của nước khác theo các quy định tại Chương VI của Luật này để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới.
Điều 45
Các cơ quan quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 44 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện; nghiên cứu khoa học, huấn luyện nghiệp vụ phòng, chống ma tuý;
2. Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các hành vi có dấu hiệu của tội phạm về ma tuý.
CHƯƠNG VIHỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ
Điều 46
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước khác trên thế giới; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống ma tuý.
Điều 47
Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma tuý với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 48
Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nước có liên quan để giải quyết vụ việc cụ thể về ma tuý phải tuân theo các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thoả thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.
Điều 49
1. Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma tuý.
2. Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:
A) Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp với các điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật Việt Nam;
B) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.
Điều 50
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, được thoả thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma tuý.
Điều 51
Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hoá có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma tuý. Quyết định sử dụng biện pháp này được tiến hành theo thoả thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.