Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chọn và nhân giống vật nuôi là chọn giống vật nuôi và nhân giống vật nuôi.
- Những kĩ thuật của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi:
+ Thụ tinh nhân tạo: nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
+ Kỹ thuật gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi: tạo ra được những con giống tốt làm đàn hạt nhân.
+ Công nghệ gen: nhằm xác định nguồn gốc và đánh giá nguồn gen vật nuôi.
* Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống:
- Giống lúa DR1, DR2: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha.
- Nhân giống khoai tây, dâu tây, hoa lan bằng kĩ thuật nuôi cấy mô ở Lâm Đồng
* Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón vi sinh:
- Phân vi sinh cố định đạm: phân Nitragin, phân Azogin
- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Phân Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Estrasol, Mana, …
+ Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: thuốc trừ sâu Bt
- Chế phẩm vi rút trừ sâu N.P.V
- Chế phẩm nấm trừ sâu
Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi:
- Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi: trang bị hệ thống chuồng trại, trang thiết bị hiện đại; quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc được chuyên môn hóa, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
- Công tác chọn giống: ứng dụng công nghệ gene trong chọn lọc, tạo và nhân giống; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển giống.
- Bảo vệ môi trường: ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn chăn nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Công nghệ sinh học đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong phòng, trị bệnh vật nuôi.
Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là tăng năng suất, tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Ở địa phương em đang sử dụng kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với bò sữa và xác định giới tính của phôi ở bò.
Tham khảo:
Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó.
Chọn lọc bằng bộ gene là chọn lọc dựa trên ảnh hưởng của tất cả các gene có liên quan đến một tính trạng nào đó
Tham khảo:
Công nghệ sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
Dưới đây là một số lợi ích chính của công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi:
- Tăng hiệu quả sản xuất: Công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi, giảm tốn kém trong việc sử dụng kháng sinh và thuốc trừ sâu, giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh hơn và tăng hiệu suất sản xuất.
- Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giảm thiểu chi phí dùng thuốc và kháng sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, làm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.
- Tăng tính bền vững: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi giúp tạo ra môi trường nuôi trồng bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong chăn nuôi.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ sinh học có thể giúp tăng chất lượng thịt, sữa và trứng với các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.
Một số công nghệ cao trong chăn nuôi có thể được áp dụng:
Xử lí chất thải rắn:
- Chất thải rắn: ủ phân, ủ compost, sơ chế phân, sử dụng máy ép phân;
- Nước thải: xử lý bằng phương pháp lý - sinh - hóa kết hợp;
- Khí thải, nhất là mùi hôi được các trang trại giảm thiểu bằng sử dụng chế phẩm sinh học, trồng cây xanh quanh trại…
Hiện đại hóa quy trình chăn nuôi:
- Chuồng nuôi khép kín, quy mô lớn có trang bị hệ thống điều hòa, hệ thốn cho ăn tự động, robot đẩy thức ăn,...
- Trang bị hệ thống kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), blokchain,... hỗ trợ việc nuôi dưỡng, chăm sóc hiêu quả.
- Ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học cho chăn nuôi.
- Ứng dụng công nghệ PCR trong chẩn đoán bệnh; sử sụng cảm biến, camera giám sát,...
Tham khảo:
Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong việc chọn giống vật nuôi:
- Chọn giống trong nuôi cá: Công nghệ PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để phát hiện các loại vi khuẩn và virus trong nước nuôi. Các kỹ thuật di truyền như đột biến ngẫu nhiên được sử dụng để tạo ra các giống cá mới có tính chất kháng bệnh và tăng năng suất.
- Chọn giống trong nuôi gia cầm: Công nghệ di truyền học và phân tích tế bào được sử dụng để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia cầm. Chọn giống sử dụng công nghệ đột biến ngẫu nhiên để tạo ra các giống với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn.
- Chọn giống trong nuôi lợn: Công nghệ tế bào gốc được sử dụng để tạo ra các giống lợn mới với năng suất cao và khả năng chống lại bệnh tốt hơn. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề sức khỏe và cải thiện chất lượng thịt của lợn.
- Chọn giống trong nuôi bò: Công nghệ di truyền học được sử dụng để tạo ra các giống bò mới với tính chất kháng bệnh và năng suất cao. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng thịt và sức khỏe của bò.
Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi:
- Công nghệ cấy truyền phôi:
+ Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.
+ Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản.
+ Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập khẩu, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.
- Thụ tinh trong ống nghiệm:
+ Tạo ra nhiều phôi, phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ.
+ Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene.
- Xác định giới tính của phôi: làm tăng hiệu quả của công nghệ cấy truyền phôi khi xác định được giới tính trước khi cấy.