Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gới ý:
-Trường từ vựng: giấy đỏ, mực , nghiên ( thuộc trường từ vực : đồ dùng của Ông đồ)
-Biện pháp nghệ thuật : Câu hỏi tu từ, nhân hóa, đối lập tương phản ( với những khổ thơ trước'bao nhiu người thuê viết
-Giá trị biểu đạt: Câu hỏi tu từ: Chính là lời chất vấn quá khứ của ông đồ nói riêng và lời người nhà nho cũ.
-Nội dung:
+Người thuê viết nay đâu?
Hiện tai - quá khứ của ông đồ tựa 2 thế giới khác biệt; 1 thế giới có ông đồ và bạn tri âm tri kỉ, 1 thế giới là ông đồ già - 1 cái lá vàng úa- đang cố gắng sinh tồn, cố gắng bám trụ lấy cuộc sống. Khi xã hội tha hóa, thì những con người trong xã hội ấy cũng tha hóa theo, còn lại ông đồ già - lạc giữa dòng thời gian. Người qua đường, họ đang sống trong cái xã hội lố lăng, nửa tây, nửa ta- còn ông đồ của chúng ta, ông vẫn sống với Nho giáo - 1 nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ông đã thực sự bị rơi vào quên lãng. Cái thân xác héo hon của ông liệu có níu giữ được dòng đời!? Thật chua chát khi nhắc đến 2 câu thơ:
1 ông đồ bất tử
Tay với bút ko già
(Đoạn này cũng có đôi chút đối lập nhá)
Ngừơi thuê viết nay đâu?
Người thuê viết ư? Họ vẫn ở đó và ông đồ thì vẫn ngồi đấy, nhưng giữa ông đồ già - người thuê viết đã ko còn bất kì mỗi liên hệ nào cả. Họ dửng dưng với ông đồ, nhưng ít ra, ông đồ già cũng có giấy, có mực, có nghiên đồng cảm với mình.
Giấy đỏ bùn ko thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
+Bp nhân hóa đã được sử dụng thành công trong 2 câu thơ trên. Nhờ đó, ngòi bút của VĐL đã phác họa rõ nết nỗi bùn của ông đồ, nó thấm sâu vào cảnh vật chung quanh. Nếu như trước đây, ông đồ là điểm chấm chính giữa của hình tròn, là hình ảnh trung tâm được đề cao thì giờ đây, tiếng gõ nhịp của thời gian đã làm hoen mời vị thế đó. Từ ko khí rộn ràng đông vui, ông đồ được mọi người tôn vih, tình cảnh có sự dồng cảm giữa ông đồ và khách hàng, giữa cái cũ và cái mới- giờ- chuyển thàh ko khí buồn tẻ, thê hương, có sự tách biệt rõ nét. Phải chăng, con ngưôi mới, xã hội mới ko còn muốn dung thứ ông đồ? THế nhưng, ' ông đồ vẫn ngồi đấy' chỉ giản đơn là bám lấy dòng đời tất bật = chút hơi sống tàn. Giấy đỏ, mực ngiên llà những vật dụng ko thể thiếu của ông đồ, là những người bạn thân thiết của ông ( dù chúng là những vật vô tri).Nhưng ngưồi, chúng cũgn bít 'bùn ko thắm' , đọng lại trong nghiên sầu, biết hờn giận, căm ghét cái xá hội lố lăng thời bấy giờ.
Tham khảo:
biện pháp tương phản đối lập("nhưng"),biện pháp nhân hóa (hai câu thơ cuối)
tác dụng:
- biện pháp tương phản đối lập:làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong cô đơn, chờ đợi,lạc lõng giữa dòng đời.
- biện pháp nhân hóa:vừa nói lên một thực tế đầy bàng(không ai thue ông đồ viết nữa,giấy đỏ theo thời gian và năm tháng phai màu dần,mực cũng không được sử dụng nên đọng trong nghiên),vừa diễn tả tâm trạng
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: "Người thuê viết nay đâu?", là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: "Mỗi năm mỗi vắng". Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng "một mình mình biết, một mình mình buồn", "trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay".
Gợi ý:
+) Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay.
+) lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?
”Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.Trong đó nổi bật là khổ thơ thứ 3 của bài thơ.
Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ “Người thuê viết nay đâu?”, câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy “người buồn cảnh có vui bao giờ” nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.
Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.
“Năm này, đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt,ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.
Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai=> Đây là bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên
b) trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó=> Từ sai: "một" sửa thành "mỗi"=>"Nhưng mỗi năm mỗi vắng"
c) xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối=> Biện pháp nhân hóa
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai
b) Trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó
c) Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối
Làm:
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ " Ông Đồ" của Vũ Đình Liên.
b) Trong đoạn thơ trên có một từ sai, là từ: "một", chỉ ra và sửa từ sai: "Mỗi".
c) Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng...
>>>>>> Chúc Bạn học tốt <<<<<<
Câu thơ có cấu trúc là lời hỏi , cất lên đầy xót xa , thương cảm. Lời thơ gợi sự tương phản thật sâu sắc qua từ " nhưng " . Giọng điệu thơ trầm xuống cùng câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào tâm can người đọc như sự thảm thốt , giật mình trước sự đổi thay của cuộc sống . Và nỗi buồn lam sag cả những vật vô tri vô giác . Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng rất hiệu quả . Ông đồ , giấy đỏ , mực , nghiên , bút - tài năng của ông đồ - 1 nét đẹp văn hoá bỗng trở nên thừa thãi trong cuộc sống hằng ngày . Điều đó thật xót xa . Đây là những câu thơ dựng leen1 bi kịch cho ông đồ .
Ôi! Quê hương tôi đẹp biết bao - Thành phố Huế nó chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Ở đó, có con sông Hương uốn quanh nép mình dưới chân núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên dòng sông Hương, cần mẫn mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng. Huế còn nổi tiếng với các món ăn đặc sắc vốn có của mình. Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường, đấu tranh bất khuất. Huế đã đi vào mọi người dân Việt Nam nói riêng và người ngoài nói chung... Huế còn là thành phố anh hùng....