Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.II. Thân bài:
- Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí
- Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.
- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.
- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:
“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.III. Kết bài:
Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.
- Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau.
+ Nhiệm vụ canh gác, đối mặt với hiểm nguy trong gang tấc cũng chính nơi đó sự sống cái chết cách nhau trong gang tấc.
+ Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm tình đồng đội thực sự thiêng liêng, cao đẹp
- Tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” thật hào hùng:
+ Những người lính sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi khó khăn, nguy hiểm trực chờ phía trước của cuộc kháng chiến gian khổ.
→ Ca ngợi tình đồng chí, sức mạnh đồng đội giúp người lính vượt lên khắc nghiệt về thời tiết và nỗi nguy hiểm trên trận tuyến.
1. PTBĐ: Biểu cảm.
2. Hình ảnh: Rừng hoang sương muối, Trăng treo.
Em tham khảo:
3.
Nguồn Hoidap247
Trong câu thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", Chính Hữu lại dùng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" vì từ "đợi" có nghĩa mong đợi người nào đó đến, còn từ "chờ" là luôn sẵn sàng chờ sự vật, hành động . Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau. Đồng thời cho thấy được tâm thế chủ động, sẵn sàng. Họ cùng nhau làm mờ đi khó khăn, mà hướng đến sự độc lập, tự do.
4.
Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
5.
Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Đối với họ (Khởi ngữ) , tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Và (Phép nối) hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?
1. PTBĐ: biểu cảm
2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: rừng hoang sương muối, chờ giặc tới.
3. Từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, sẵn sàng đón đợi giặc. Từ "đợi" cho thấy tư thế bị động hơn. Chính vì vậy, sử dụng từ "chờ" sẽ làm nổi bật được tinh thần của người lính.
4. "Súng” là vũ khí, biểu tượng của chiến tranh, “trăng” là hình ảnhbiểu tượng cho thiên nhiên, cho hòa bình. Ở đây có sự hòa hợp giữa hai hình ảnh trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương. Hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn.
5. HS viết đoạn văn, chú ý hình thức tổng phân hợp, có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu.
Hình ảnh người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp:
- Xuất thân từ người nông dân nghèo, tự nguyện đến với cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Cuộc sống gian nan, vất vả và gian khổ, thiếu thốn.
- Có sự gắn kết bền chặt tình cảm đồng chí, đồng đội, tinh thần chiến đấu.
- Trong khó khăn vẫn hiện hữu vẻ đẹp của sự sẻ chia, đoàn kết trên những gian khổ, hi sinh.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.
+ Hình ảnh thực và lãng mạn.
+ Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.
+ Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
- Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.
→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
----- Tham khảo ------
Ba câu thơ này đã làm toát lên vẻ đẹp chung của cả bài thơ.
Cả bài thơ Đồng chí đã ngợi ca vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí, đồng đội hết sức thắm thiết, cảm động, chân thành, thiêng liêng, bất tử.
Ở bài thơ Đồng chí, tình đồng chí, đồng đội được khơi nguồn sâu xa và nảy nở từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân đói nghèo, cực khổ. Từ đó, họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi thiếu thốn, gian lao, ốm đau, hoạn nạn của đời lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Với ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh rất đẹp và trữ tình về những người chiến sĩ. Vào hoàn cảnh đêm về, giữa rừng hoang, có sương muối, những người lính phải thao thức trong cảnh khắc nghiệt để chờ giặc. Chúng ta biết rằng, đêm là khoảng thời gian mọi người thường ngon giấc sau một ngày lao động mệt nhọc. Nhưng trong những chuỗi ngày dài kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những năm 1946, 1947, 1948, 1949, lực lượng quân sự của ta nếu so sánh với quân Pháp thì phần mạnh không thuộc về ta. Vì vậy, các anh bộ đội Cụ Hồ thường phải lợi dụng lúc màn đêm bao phủ để hành quân và tìm cách tiêu diệt giặc theo phương thức tấn công bất ngờ, chớp nhoáng rồi lui về vị trí phòng thủ. Do đó, bộ phận chỉ huy phải chọn địa bàn chiến đấu ở những nơi rừng hoang, địa hình địa vật có lợi cho ta mà bất lợi cho giặc. Giữa khu rừng mùa đông ở Việt Bắc, nhiều đêm xuất hiện sương muối. Sương muối là sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cậy cỏ hay mặt đất. Ở miền Bắc nước ta nói chung và ở Việt Bắc nói riêng, về mùa đông, những ngày có sương muối trời rất lạnh. “Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác” (Chính Hữu). Vậy mà các anh chiến sĩ vẫn đứng đó giữa gió sương lạnh lẽo, không một chút than van.
Nhưng trong những phút giây mỏi mòn chờ đợi giặc tới, trước mắt các anh bộ đội bỗng hiện lên một khung cảnh đẹp kì diệu và thi vị: một vầng trăng lửng lơ giữa bầu trời. Tại thời điểm này, trên bức tranh thơ tráng lệ có ba nhân vật: khẩu súng, người chiến sĩ vệ quốc và vầng trăng.
Mặt khác, ở ba câu thơ cuối cùng, chúng ta thấy nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp của tâm hồn người chiến sĩ. Giữa hoàn cảnh “rừng hoang sương muối”, những người lính đoàn kết bên nhau “chờ giặc tới” rất hồi hộp, căng thẳng thì xuất hiện hình ảnh:
Đầu súng trăng treo
Thật bất ngờ làm sao!
Lẽ ra, cái mà độc giả đón nhận một cách tự nhiên là các anh chiến sĩ “chờ giặc tới” thì phải gặp quân cướp nước đó. Rồi trận chiến giữa ta và giặc phải diễn ra một cách dữ dội, quyết liệt, một mất một còn vì sự tồn vong của dân tộc. Trái lại, những người đắm say, thưởng thức nghệ thuật lại bắt gặp một hình ảnh thanh bình, êm dịu, gợi cảm, tràn đầy chất thơ. Và nhờ sự xuất hiện bất ngờ của mạch thơ, chúng ta bất ngờ cảm nhận được một vẻ đẹp lung linh lãng mạn toát ra từ tâm hồn của các anh chiến sĩ. Các anh trong tay lăm lăm khẩu súng chờ đợi diệt quân thù nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng đến ánh sáng của cái Đẹp thanh bình, tràn trề nhựa sống.
Đặc biệt, trong câu thơ Đầu súng trăng treo, từ treo được Chính Hữu dùng rất “đắt”. Thông thường, từ treo trong Tiếng Việt có các nghĩa:
1- Làm cho được giữ chặt vào một điểm cố định, thường là ở trên cao, để cho buông thòng xuống.
2- Làm cho được cố định hoàn toàn ở một vị trí trên cao, dựa vào một vật khác.
3- Nêu giải thưởng.
4- Tạm gác, tạm đình lại trong một thời gian (Từ điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm).
Còn từ “treo” trong bài thơ, vừa gợi tả vầng trăng như chợt hiện ra lơ lửng dưới mắt người chiến sĩ, vừa nói lên sự trẻ trung, tình tứ, thuần phác trong tâm hồn các anh khi trông thấy vầng trăng.
Hình ảnh đầu súng trăng treo chỉ có 4 chữ nhưng lại có “nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mùi súng” (Chính Hữu).
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” đúng là một sự đột phá thi vị của nghệ thuật thơ Chính Hữu. Lần đầu tiên trong thi ca Việt Nam mới có được một hình ảnh cô đúc như vậy. Phải đến sáu năm sau, 1954, những người yêu thơ mới bắt gặp một hình ảnh tương tự:
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Ngoài ra, hình ảnh đầu súng trăng treo, theo Giáo sư Nguyễn Văn Long, còn mang “ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn”.
Tóm lại, một bài thơ hay không phải là một bài thơ có quá nhiều dòng mới hay hoặc cả bài thơ câu nào cũng hay. Đôi khi một bài thơ có một vài ba câu hay thì cả bài thơ đó cũng trở nên hay và tác giả đó có thể nổi tiếng. Vậy nên, cả cuộc đời làm thơ của Chính Hữu, chỉ một bài Đồng chí, chỉ ba câu thơ cuối cùng của bài thơ, nhất là hình ảnh “đầu súng trăng treo”, cũng đủ giúp nhà thơ lưu danh trên thi đàn. Thật vậy, ba câu thơ ấy, nghĩ thì thấy sâu xa, đọc lên nghe thì xúc động. Chính vì sức sống mãnh liệt ấy, khi bài thơ được phổ nhạc, được chuyển lời vọng cổ, thính giả, khán giả khắp nơi đều nhiệt liệt ủng hộ và hết lời khen ngợi.
- Hoàn cảnh:
+ Thời gian: đêm nay, trước trận đánh
+ Không gian: rừng hoang sương muối
=> gợi liên tưởng đến những gian nan, nguy hiểm, hi sinh, mất mát...
- Trong đêm phục kích, hình tượng người lính hiện lên trong tư thế chủ động "chờ giặc tới" vì bên cạnh họ có đồng đội luôn "đứng cạnh bên nhau". Ngoài những người đồng đội, tình đồng chí, đồng đội ấm áp, người lính còn hai người bạn nữa là khẩu súng và vầng trăng => tạo nên khung cảnh "đầu súng trăng treo".
* Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của toàn bài. Hình ảnh thơ vừa thực lại vừa lãng mạn và gợi ra nhiều liên tưởng thú vị: súng gợi hình ảnh của chiến tranh khốc liệt; trăng lại là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến. Người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống thanh bình của quê hương, đất nước. Súng và trăng là gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ, hiện thực và mơ mộng ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng.
=> Ba câu thơ đã vẽ lên bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí của người lính với biểu tượng đẹp, giàu chất thơ.