Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…
Gợi ý:a) ý nghĩa của câu NN
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b) Khẳng định chân lí của câu NN
- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tưq duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
- Lấy thêm dẫn chứng
c) Mở rộng và nâng cao:
- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...
- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....
- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...
K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Bài 2:
1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.
2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh
3. Phép lặp, thế.
Gợi ý phân tích nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ của tác giả Hữu Thỉnh.
+ hoàn cảnh sáng tác,.. (Nói chung bạn có thể tham khảo cách mở bài chung của dạng phân tích thơ trên mạng, titok,... nhé)
Thân bài:
- Nội dung bài thơ:
+ Tiếng chim xuân và thiên nhiên sinh động.
- Phân tích: (mình không biết chia ý thế nào cho chặt nên làm luôn phần thân bài và kết bài nhé)
Mở đầu bài thơ, tác giả đề cập ngay đến "chú chim tu rúc" với số lượng sinh động: một đàn. Và những chú chim ấy về cất lên tiếng kêu đặc trưng của mình bên mé đồi. Chỉ với hai câu thơ đầu, ta hình dung ra ngay hình ảnh sinh động của các chú chim trong đầu. Rồi tác giả đề cập ngay thời gian vào hai câu thơ tiếp trong khổ đầu:
"Mùa xuân trong cỏ chỉ
Kéo mầm trong nắng soi:
Người đọc biết được, thời gian lúc này là vào xuân; nhưng "xuân" ấy hồn nhiên ở trong "cỏ chỉ" đơn giản mà lại thể hiện lên tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Sau đó, hoạt động "kéo mầm" được Người nhân hóa vào "xuân"; thay vì chỉ nói về việc xuân đến là bao cây cỏ đầy sức sống thì tác giả lại nói "xuân" kéo mầm. Ấy, cái cách viết đầy nghệ thuật tạo nên hoạt động vô cùng đơn giản mà lại cho hình ảnh thơ hay vô cùng. Đồng thời hoạt động "kéo" đây cũng phù hợp với vùng nông thôn, khung cảnh ngày xưa, hợp với hoạt động kéo cày của người dân cũng cho cây cỏ tươi tốt. Đó, là dụng ý nghệ thuật tài tình, là cái khéo tay của con người dệt thơ. Không chỉ dừng lại ở đó, "xuân" đây còn được tác giả tả là "kéo mầm" trong nắng soi thể hiện hẳn thời tiết, khung cảnh đẹp đẽ khi ấy. Và say khi nhà thơ tả xong khung cảnh, người đưa ngay cảm giác thực của mình, đưa tình cảm của mình vào:
"Có cái gì thật êm
Phả vào trong trời đất
Như là ta nhớ mình
Cả mùa đông cách biệt"
"Cái gì" ở đây theo tác giả chính là trời trong, chính là không khí mát mẻ, ấy có thể là gió xuân êm dịu được con người của thơ cảm nhận. "Cái thật êm" ấy được tác giả tả rằng "phả vào trong trời đất", đó là cái khéo của người. Không khí xuân đó, hay còn gọi là dư âm mùa đông thoáng vào trời vào đất; thiên nhiên lúc này càng mang đầy cái đẹp của chính mình hơn. "Như là ta nhớ mình", "ta" là tác giả, vậy "mình" là ai?. Có thể là "vợ" tác giả?, hay chỉ là một trong những cảm hứng của người để viết nên bài thơ hay?. Có thể, đó là "vợ" của tác giả bởi cá nhân tôi cảm nhận rằng bài thơ chính là một chút tình cảm khó tả nào đó của chính bản thân nhà thơ. Vì thế mới có "Cả mùa đông cách biệt": là chia ly của tác giả và vợ hay là cảm hứng của tác giả từ những cặp đôi trai gái không thể ở bên nhau, tôi nghĩ: có thể là cả hai. Bản thân tôi không biết nhiều, chưa dám khẳng định nhưng có một điều mà tôi tin chắc rằng nhà thơ đang nghĩ đến một trong hai điều (hoặc cả hai điều) mà tôi vừa nói. Sau khi để đoạn tình cảm đậm đà ấy vào thơ, người bắt đầu sử dụng tài nhân hóa của mình khi tả về sự vật:
"Những mầm cây biết được
Chuyển dần sang tháng giêng
Gió vô tình bắt gặp
Vội mang lên với rừng"
Các sự việc như "biết được", "bắt gặp", "mang lên" đều là hành động của con người và tác giả đã đưa nó vào mầm cây, vào gió. Biện pháp tu từ ấy thành công để cho câu thơ có tính liên kết hấp dẫn diệu kì, giá trị gợi hình thì tăng lên. Đặc biệt, "biểu cảm" như "vô tình", "vội" làm cho không chỉ câu thơ thêm giá trị cảm xúc mà còn để cho các sự vật thêm sinh động. Kết thúc với khổ thơ cuối, tác giả đưa mình vào những chú tu rúc:
"Thế là chỉ tu rúc
Về kêu bên mé đồi
Và mưa bay như thể
Ngỡ mình đang có đôi"
Chỉ còn mình tu rúc thôi, rồi lại về kêu bên mé đồi như "đầu câu thơ". Tác giả lại liên kết thêm hiện tượng thời tiết "mưa bay", bởi cứ "mưa" là "trữ tình lãng mạng" vô cùng làm cho "mình" ngỡ đang có đôi. Có thể, chú chim tu rúc ấy được tác giả hóa mình vào, bởi thế câu thơ cuối cùng tác giả không nói "Ngỡ tu rúc đang có đôi". Đó là tâm trạng chưng hửng, cái buồn lòng của chú tu rúc trong đầu tác giả.
Kết bài:
Khép lại, từng tầng cảm xúc của tác giả đã mở đường để từng câu thơ được dệt lên vô cùng tinh xảo đẹp đẽ. Dụng ý thơ ca của người đâu phải ai cũng có thể cảm nhận, những tinh túy trong đó quá nhiều và đáng tiếc rằng bản thân tôi chỉ có năng lực hiểu một phần nào đó trong bài thơ tuyệt vời này của nhà thơ Hữu Thỉnh.