K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2020

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)

Thân bài

  • Giới thiệu tác giả
  • Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
  • Bút pháp cổ điển và hiện đại
    • Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
      • Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
      • Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
    • Bút pháp hiện đại:
      • Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
      • Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
    • Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
      • Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
      • Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
      • Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"

Rồi:

"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước buồn"

Hay

"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"

      • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
    • Bút pháp hiện đại
      • Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
      • Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
  • Đánh giá
15 tháng 2 2019

Chiều tối ( Hồ Chí Minh)

- Bút pháp cổ điển:

   + Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều

   + Thể thơ Đường luật

   + Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây

   + Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh

- Bút pháp hiện đại:

   + Lấy con người làm trung tâm

   + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm

Nhật kí trong tù

- Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp

⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại

8 tháng 2 2019

Bút pháp tác giả sử dụng trong bài là bút pháp lãng mạn là chủ yếu:

   + Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm về những cái dữ dội, thơ mộng, tuyệt mĩ

- So sánh với bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu:

   + Đồng chí sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo

   + Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính

   + Tây Tiến của quang Dũng miêu tả, tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

   + Tác giả chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến

17 tháng 8 2017

bút pháp hiện thực

15 tháng 12 2018

Dàn ý :

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”

Thân bài
1. Giống nhau

  • Cùng được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử, cả hai tác phẩm đều xây dựng lên hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp với những nét tính cách: hào hùng mà lãng mạn.
  • Cùng sử dụng bút pháp lãng mạn

2. Khác nhau
a. Bút pháp nghệ thuật

  • Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, tác giả đã dùng cảm hứng hiện thực kết hợp với bút pháp hiện thực nhằm tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật… Mang đến cho người đọc hình ảnh người lính nông dân mộc mạc, giản dị, gắn bó tự nhiên trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
  • Bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt.

b. Hình tượng người lính

  • Bài “Đồng chí” hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lại được hiện ra với vẻ chân thật giản dị. những câu thơ hầu như để mộc, không trang điểm, không gọt rũa ngôn tư. Hình ảnh bình dị ấy, như được đưa thẳng từ đời thực vào thơ, không hề có dấu hiệu của sự ước lệ hay cổ điển. Bằng cách này, Chính Hữu đã khắc họa thành công chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị của tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người nông dân áo vải:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

  • Bài thơ “Tây Tiến”, tác giả muốn lôi cuốn người đọc theo những đợt sóng tào của tưởng tượng và cảm xúc. Hưng câu thơ trong bài đều giàu chất tạo hình, tạo nhạc thật khác thường. Qua ngòi bút lãng mạn người lình Tây Tiến hiện lên rất cam trường những cũng rất mực hào hoa.

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=> Bằng ngòi bút sắc sảo Quang Dũng đã làm sống lại khung cảnh chiến trường ác liệt và dữ dội không chỉ ở độ cao, độ sâu mà còn ở sự vắng lặng hoang sơ, không chỉ có kẻ thù nơi biên giới mà còn có cả “mường hịch cọp trêu người.”

  • Khác với những người lính nông dân, nhưng người lính tiểu tư sản trong thơ Quang Dũng lại mang vẻ đẹp thật dị thường:

“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Không mang nét bi tráng “một đi không trở lại” của người lính Tây Tiến, nhưng tấm lòng của anh đối với quê hương đất nước thật cảm động:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không để mặc gió lung lay”

  • Ở nơi kháng chiến, người lính nông dân có chung quê hương vất vả, đói nghèo, chung tình giai cấp, chung lý tưởng sống và mục đích sống. Để từ những cái chung ấy học đã gắn bó keo sơn bền vững nối cuộc đời người lính với nhau thành hai tiếng Đồng đội. Từng lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.

Kết bài

  • Đánh giá chung bút pháp nghệ thuật đã tạo nên thành công cho hai tác phẩm
  • Nêu cảm nhận và suy nghĩ về hình ảnh người lính nói chung
11 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Giới thiệu vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là một nét đặc trưng phong cách thơ Hồ Chí Minh, và điều đó được thể hiện rõ trong bài Mộ.

2. Những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển: ( 2 câu đầu )

            - Dùng thi liệu cổ: Chim và mây để miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.

            - Sử dụng bút pháp chấm phá. Miêu tả cái hồn của sự vật (dáng bay của chin và mây)

            - Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mượn hình ảnh cánh chim và áng mây để tác giả bày tỏ tâm trạng và hoàn cảnh của mình.

 3. Những biểu hiện của tinh thần hiện đại: (2 câu cuối )

            - Hình tượng thơ luôn vận động hướng đến tương lai, ánh sáng, sự sống

            - Bức tranh đời sống với con người là hình ảnh trung tâm.

            - Miêu tả, đề cao vẻ đẹp của con người trong quá trình lao động khoẻ khoắn.

4. Sự kết hợp vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là sự kết hợp của một hiền triết phương Đông và một chiến sĩ cộng sản trong con người Hồ Chí Minh.

 

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
11 tháng 3 2016

- Hoàn cảnh ra đời: Tháng 8 / 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa năm trời đi bộ đến Túc Vinh – Quảng Tây TQ , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam  13 tháng tù từ ngày 29 /8/ 1942 – 10 /9 /1943, và đày ải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây .

- Số lượng tác phẩm: 133 bài

- Ngôn ngữ sáng tác: Chữ Hán

- Thể loại : Nhật kí bằng thơ (Thể thơ cơ bản: Thất ngôn tứ tuyệt)

- Nội dung chính:

      + Lên án chế độ nhà tù độc ác dã man, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng giới Thạch.

      + Thể hiện chân dung tự họa của người tù vĩ đại

- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.

+ Màu sắc cổ điển : đậm đà nhất trong hồn thơ HCM  giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ.

+ Tinh thần hiện đại : Hình tượng thơ luôn vân động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ .

25 tháng 2 2017

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp

- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại

- Lòng yêu nước sâu sắc