K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021

Tham khảo nha em (bài hơi dài 1 xíu):

Đề bài : Phân tích bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng" - Hoc24

18 tháng 7 2021

Bài 4 là bài đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng đúng ko nhỉ?

Tham khảo:

Nguồn:vietjack

- Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: bên ni, bên tê,…

- Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ

⇒ Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh

- Hình ảnh cô gái so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

 

⇒ Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối

⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động

6 tháng 11 2021

tham khảo

    Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-bai-ca-dao-so-4-trong-chum-nhung-cau-hat-ve-tinh-yeu-dat-nuoc-con-nguoi-a84030.html#ixzz7BOp7ZIOq

mình chỉ cần mở đoạn thôi chứ mình không cần cả đoạn luôn nhé!

23 tháng 9 2021

 giúp e đi ạ. em đang cần gấp

29 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.

16 tháng 8 2017

Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.

17 tháng 4 2018

●   Bài 4 là một cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái, thông qua việc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của đối tượng trữ tình- một vẻ đẹp đầy sức sống, trẻ trung. Bởi vậy, có thể kết luận rằng đây chính là lời của chàng trai. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống.

●   Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Trước không gian rộng lớn thì “chẽn lúa đòng đòng” lại trở nên nhỏ nhoi, vô định, nên đó phải chăng còn là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết số phận của mình sẽ ra sao?

●   Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được vẻ đẹp, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên rộng lớn.

2 tháng 1 2022

Những câu hát châm biếm

24 tháng 9 2020

Bài 1 
   - Lời của 2 người (người hỏi – người đáp). 
           +Phần đầu. Lời ngư­ời hỏi (Phần đối): "Ở đâu năm cửa nàng ơi/ Sông nào sáu khúc.................." 
           +Phần sau. Lời ngư­ời đáp (Phần đáp ): "Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi/ Sông Lục đầu sáu khúc..........."
   - Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản văn hoá lịch sử nổi tiếng của nước ta.
 → Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý tự hào vẻ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc.

Bài 4

      - Hai câu đầu: Phép đảo, lặp và đối xứng

   → Vẻ đẹp mênh mông, bát ngát của đồng quê         

-Hai câu sau: Cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng dưới nắng hồng ban mai 

   → Vẻ đẹp và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ.

   ⇒ Biểu hiện tình cảm yêu quí, tự hào, lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. Sự hài hòa giữa cảnh và người.

24 tháng 9 2020

mình nói là viết một đoạn văn mà