Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia tăng dân số làm kinh tế phát triển chậm, GDP/người thấp, áp lực lên ngành nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm , không gian cư trú chật hẹp
Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:
- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...
- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.
- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.
Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...
Gia tăng dân số tự nhiên dựa trên biểu đồ sinh / tử ( lấy sinh suất - tử suất ) tính bình quân mức tăng hàng năm.
Ví dụ VN có mức tăng dân số khoảng 1, 3 % / năm.
(*)Gia tăng DS cơ học là tăng ...ngoài ý muốn , nghĩa là dân số tăng đột biến vì những nguyên nhân khác nhau ( thường là do nơi khác đến )
Gia tăng DS cơ học thường được dùng cho thành phố , là nơi dân lao động nhâp cư từ các tỉnh thành đổ về, làm các TP luôn luôn quá tải ...
VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.
VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.
Khi vị trí tâm chấn của sóng thần càng gần với đất liền, chu kì sóng sẽ càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc, sức tàn phá của các đợt sóng thần sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua. Gây ra những thiệt hại không thể lường trước được.
Ảnh hưởng của sóng thần có thể kéo dài hàng ngàn km kể từ tâm chấn.
Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi sóng thần là vùng ven biển có chiều cao thấp hơn 15m so với mực nước biển. Ngoài ra, những vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.
Sức mạnh hủy diệt của sóng thần còn được tạo ra bởi sự cộng hưởng khi các đợt sóng xô nhau liên tiếp tràn vào đất liền. Hiệu ứng cộng hưởng này làm gia tăng sức mạnh và sự tàn phá của sóng thần lên gấp nhiều lần.
Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trận sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp. Trong số đó phải kể đến trận sóng thần xảy ra tại đảo Sumatra thuộc Indonexia ngày 26-12-2004. Một trận động đất mạnh 9,1 độ richter là nguyên nhân gây ra trận sóng thần này, nó đã gây ra một trận sóng thần kinh hoàng càn quét bờ biến các nước Indonexia, Thái Lan, Malaysia và kéo dài sang tận châu Phi. Nó đã cướp đi mạng sống của 283.000 người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa, thiệt hại hàng chục tỷ USD.
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội
Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng:
+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...
3. Địa hình
- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.
- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Ví dụ:
+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.