K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Đọc bài thơ và nhan đề thì đây là bài mà người chồng nói về người vợ của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: C

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Ẩn dụ “thân cò”, ý chỉ sự vất vả của người vợ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Thành ngữ “Năm nắng mười mưa”.

5 tháng 3 2023

Đáp án: C

 
Phần a (trang 121 - 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:THƯƠNG VỢQuanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đôngMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản côngCha mẹ thói đời ăn ở...
Đọc tiếp

Phần a (trang 121 - 123, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đọc đoạn thơ sau, ghi vào vở phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập câu 6:

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông 

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

TRẦN TẾ XƯƠNG

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)

Câu 1 trang 122 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?

A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng

B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

C. Người chồng nói về người vợ của mình

D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

 

2
3 tháng 3 2023

Chọn D

29 tháng 8 2023

Bài thơ là lời nhà thơ nói về sự vất vả của người vợ mình.

→ Đáp án C

Đáp án D

Đáp án C

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

     Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy đời, tỏ chí. Nhà nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế thế hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình cảm, đời tư thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Nhưng nổi tiếng hơn cả là những bài thơ của Tú Xương. Tú Xương không chỉ lên án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình, nhất là về người vợ của ông. Thương vợ là một trong những bài thơ như thế, vừa sâu sắc, tình cảm, vừa hóm hỉnh, vui tươi.

       Sách vở còn ghi lại, bà Tú có thời gian làm nghề buôn gạo

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

     Bà Tú ở đầu bài thơ hiện lên với công việc buôn bán ở mom sông. “Quanh năm” là thời gian đằng đẵng, tuần hoàn, ngày nối ngày, người mẹ, người vợ ấy vẫn tần tảo sớm hôm buôn bán để nuôi chồng, nuôi con. Bà không có cửa hàng hay quán xá mà buôn bán ở “ mom sông”, chỉ là chỗ đất nhô ra ở cửa sống, nơi đầy rẫy những nguy hiển, ba bề đều là nước, nơi ấy chênh vênh, không ổn định. Gợi cho người đọc sự không chắc chắn để bán buôn. Bà không chỉ bán một hay hai hôm mà quanh năm, ngày qua này, tháng tới tháng, từ năm này qua năm khác. Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu khó mặc khó khăn và vất vả. “Nuôi đủ năm con với một chồng” mặc dù việc buôn bán vất vả để nuôi sáu miệng ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không những chỉ nuôi những đứa con thơ dại mà còn phải nuôi cả người chồng, lo lắng cho việc khoa cử mỗi lần đi thi của ông. Chỉ kể đến tiền cho chồng đi thi có khi còn nhiều hơn để nuôi những đứa con ở nhà. Nhà thơ từng lên tiếng tố cáo bọn quan lại, quắc mắt khinh đời giờ coi mình là con người nhỏ bé được bà Tú. Hai câu đề cho thấy sự vất vả nhưng rất đảm đang gánh vác và yêu thương chồng con mới dám hi sinh, chịu đựng nhọc nhằn. Đồng thời, đằng sau những vất vả của bà Tú là sự biết ơn sâu sắc của chồng và con với bà vì đã không đỡ đần được sự nhọc nhằn của bà.

       Hình ảnh bà Tú lại hiện lên ở hai câu thực hết sức chân thực và sâu sắc:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

     Trong hai câu thơ trên, hình ảnh độc đáo và gần gũi với đời sống hàng ngày cũng như đời sống văn thơ dân gian nhất chính là hình ảnh con cò. Trong thơ Tú Xương, con cò hiện lên không phải là con cò mà được diễn đạt bằng từ “thân cò”. “Lặn lội thân cò” chính là sự vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn một mình, cực nhọc biết bao khi “quãng vắng” nơi vắng vẻ, ít người còn rất nguy hiểm. “Thân cò” ấy lại “eo sèo”, liều lĩnh, giành giật trong làm ăn vì miếng cơm manh áo của chồng con trong “buổi đò đông”. “Thân cò” ấy lặn lội, lam lũ cả một đời chính là hình ảnh biểu tượng của người phụ nữ ân cần, chăm chỉ làm vụng, lam lũ, vất vả. Thân cò ấy chính là thân phận, là sự mỏng manh trước cảnh đời khắc nghiệt. Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã làm nổi bật hình ảnh “ thân cò” lặn lội khi quãng vắng, eo sèo buổi đò đông. Một “ thân cò” gầy yếu nhưng lam lũ, vất vả. Qua bốn câu đầu tiên, hình ảnh bà Tú vẫn luôn là người phụ nữ vất vả, chịu đựng cùng với sự hi sinh lớn lao dành cho chồng con mình.

     Tuy gian khổ là vậy, nhưng bà Tú không buông một lời oán trách mà luôn chịu đựng, kiên cường:

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

     Nói về cuộc sống gia đình mình Tú Xương đã dùng từ ngữ chân thực mà sâu sắc. “Duyên” và “nợ” là hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc gia đình. Nếu cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp thì là cái duyên, còn cực nhục, khổ đau thì là nợ. Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ những hai. Mặc dù biết vậy nhưng cũng “âu đành phận” mà không một lời oán trách. Hình ảnh người phụ nữ ấy lại hiện lên với sự tần tảo, vất vả muôn phần: “Năm nắng mười mưa dám quản công”. Sự vất vả ấy đâu “dám quản công” chỉ “âu đành phận”.  Tú Xương đã sử dụng rất khéo số từ trong thơ của mình, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần. Đồng thời câu thơ cũng cho thấy sự kiên cường và phi thường của người vợ, người mẹ đã gánh vác, chấp nhận tất cả để lo lắng, săn sóc cho chồng con mình thật tốt.

     Sau tất cả sự khó khăn ấy là hình ảnh người chồng tuy không thể làm được gì to lớn giúp vợ nhưng rất mực yêu thương và tài hoa:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

      Bà Tú tuy vất vả là vậy nhưng đâu có chửi chồng mình. Hai câu kết chính là lời chửi chua xót mà ông Tú thay vợ dành cho mình. Ông tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả, lặn lội kiếm ăn mà không đỡ đần được. Bà Tú không những không được nhờ vả vào chồng mà còn lấy phải ông chồng bạc bẽo, hờ hững, chẳng giúp gì được cho gia đình mà còn phải lo lắng và nuôi cả chồng mình. Đồng thời, ông Tú chửi cả một xã hội bất giờ bất công, ông chửi thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả nhưng vẫn nghèo đói, khó khăn. Tiếng chửi ấy chính là tiếng tố cáo đanh thép xã hội không cho người ta quyền thi cử chính đáng để làm quan đỡ đần gia đình mặc dù ông Tú là người tài hoa. Đằng sau lời chửi ngoa ngoắt là một người chồng không hề hờ hững mà là một người chồng yêu quý, thương vợ rất mực, tài hoa, chung thủy và giàu lòng tự trọng.

      Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.

22 tháng 10 2020

Tham khảo:

Bằng những câu thơ chân thực, mộc mạc, giản dị giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã nói lên được số phận của người phụ nữ xưa. Đó là những con người phải chịu nhiều nỗi khổ đau. Qua hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" mà Trần Tế Xương đã làm nổi bật nên được sự khổ cực vì vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bà Tú hiện lên với cuộc sống vất vả, lam lũ, gian truân, bà làm công việc chợ búa, buôn bán vất vả "quanh năm".

"Quanh năm buôn bán ở mom sông".

Cái thời gian "quanh năm" ấy gợi cho ta một cảm giác của sự liên hoàn nối tiếp của thời gian, của ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Một vòng tròn khép kín cuộc đời bà Tú. Tưởng chừng, công việc buôn bán của bà là dễ dàng và ai cũng làm được. Nhưng không, công việc của bà vất vả và nguy hiểm vì bà Tú buôn bán ở nơi "mom sông". Bà Tú còn hiện lên trong hình ảnh "thân cò", một hình ảnh đẹp trong ca dao để nói lên bà là một người phụ nữ đảm đang, vừa cho ta thấy nỗi vất vả, gian truân của bà. Đó là sự lo âu, hiểm nguy trước cái rợn ngợp của thời gian "quanh năm", và cái heo hút của không gian nơi "mom sông". "Thân cò" gợi một cảm giác nhỏ bé của bà Tú trước thời gian và không gian mênh mông, gợi nên một sự xót xa cho thân phận nhỏ bé của bà.

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông".

Hình ảnh "lặn lội thân cò" gợi cho người đọc về một cuộc sống vất vả, tần tảo, lam lũ của bà Tú nơi "quãng vắng". Hình ảnh "đò đông" nói về sự nguy hiểm trong việc đi lại, buôn bán của bà. Đó là nơi ồn ào, xô bồ cuộc sống nơi chợ búa với những tiếng kì kèo, kêu ca "eo sèo" đã gợi một nỗi đau về mặt tinh thần của bà Tú. Tất cả những hình ảnh đó làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân, một cuộc sống lam lũ, khó khăn trong cuộc đời bà. Suốt cuộc đời bà chỉ là một con người nhỏ bé mà thôi !.

Đến với thơ Hồ Xuân Hương thì người phụ nữ phải gánh chịu nỗi khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình qua bài thơ "Bánh trôi nước". Qua miêu tả chiếc bánh trôi mà tác giả đã nói lên được thân phận của người phụ nữ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non".

Hình ảnh người phụ nữ ẩn chứa trong chiếc bánh trôi nước "vừa trắng lại vừa tròn" nhưng phải chịu một cuộc sống trôi nổi bấp bênh "bảy nổi ba chìm". Chiếc bánh ấy có đẹp hay chăng, rắn nát chăng đi nữa thì phải phụ thuộc vào người nặn ra chiếc bánh ấy. Một chiếc bánh được nặn đẹp. xinh xắn thì không có gì phải chê, nhưng mà bị làm cho nát hình dạng xấu xí thì sao nhỉ ? Đó là do bàn tay của kẻ nặn bánh mà thành.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Cũng như người phụ nữ, nếu gặp được bến đỗ tốt thì cuộc đời sẽ tươi đẹp, còn rơi vào tay kẻ xấu họ cũng sẽ như chiếc bánh trôi kia, bị vùi dập, tàn tạ trước sóng gió cuộc đời.

Vẫn thơ Hồ Xuân Hương, ta còn thấy người phụ nữ phải chịu khổ đau về tinh thần, vì cô quạnh, thiếu vắng tình yêu, không được yêu thương và sự đồng cảm qua bài thơ "Tự tình" (bài 2). Người nữ sĩ buồn tủi cô đơn một mình giữa cái "đêm khuya" lạnh lẽo.

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non".

"Đêm khuya" một thời gian muộn trong đêm nhưng người nữ sĩ ấy vẫn thức, ẩn chứa trong lòng là sự thao thức, thấp thỏm không yên. Không gian đêm yên tĩnh, vắng lặng mà đâu đó đã nghe tiếng "văng vẳng" từ xa vọng lại, mập mờ không rõ làm cho người nữ sĩ càng thêm bối rối trong lòng. Tiếng "trống canh dồn" gợi sự dồn dập, gấp gáp, diễn tả được bước đi của thời gian trong đêm. Tác giả sử dụng một động từ "trơ", một động từ gây cảm giác mạnh với người đọc thể hiện sự lẻ loi, vô duyên của thân phận người phụ nữ. Trơ cái gì? Đó là "cái hồng nhan" gợi một cảm giác về sự rẻ rúng, mỉa mai, nhỏ bé với không gian toàn cảnh, có tầm vóc vũ trụ "nước non". Qua đó thể hiện sự cay đắng, xót xa về thân phận, sự cô đơn, lẻ loi của nữ sĩ. Nỗi niềm của tác giả còn thể hiện ở thực cảnh bế tắc, nhân duyên không trọn vẹn.

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

"Chén rượu hương đưa" diễn tả tâm trạng về nỗi đau thân phận, sự bế tắc quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của Tạo hóa. Rượu không thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn vì "say" rồi lại "tỉnh". Thời gian " vầng trăng bóng xế" như gợi nhắc đến tháng năm, tuổi tác nhưng lại "khuyết chưa tròn" thể hiện sự thiếu vắng, không trọn vẹn, nỗi buồn tủi vì tuổi xuân sắp qua mà tình duyên chưa đến. Những hình ảnh buồn cô đơn nhuốm màu tâm trạng nữ thi sĩ.

Tiếp đến, họ là những con người đẹp, không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà họ là những phụ nữ đẹp ở phẩm chất, đức tính cao đẹp. Đó là tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng con. Bà Tú đã hi sinh hết mình vì chồng con, kiếm sống, lao động vất vả để "nuôi đủ năm con với một chồng". Bà cũng chính là chỗ dựa, là niềm tin cho chồng con. Bà cần cù chu đáo với chồng con mà không một lời ca thán, oán trách. Gánh nặng đè lên đôi vai bà là cả một trách nhiệm to lớn. Duyên số đã đưa đẩy bà gặp ông Tú nhưng đối với bà đó cũng là cái "nợ". Nợ là trách nhiệm mà bà phải trang trải, dẫu sao cũng là số phận của bà. Bà Tú cam chịu số phận, mà con Tạo đã trớ trêu trong cuộc đời bà. Bà chịu "năm nắng mười mưa" mà nào "dám quản công" để làm việc kiếm sống. Đó là sự hi sinh chịu đựng gian khổ và mất mát của bà Tú. Ở bà hiện lên một đức tính hi sinh cao cả, sự đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ