Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi bị rắn cắn theo mình thì phải đưa đến trạm y tế gần nhất để kiệp thời cứu chữa
còn khi bị ngừoi khác chế diễu, chúng ta cũng cần xem lại bản thân mình, xem tại sao ngừoi khác nói mình như vậy, sửa sai để họ không còn gì để chế giễu mình nữa và nếu họ thật sự quá đáng nên nói thẳng thắn, nếu họ cố chấp, châm biếm, cho họ thấy " tôi đây k dễ bắt nạt "
theo mình là zay ík, chúc bạn học tốt cvà thành công trong cuộc sống nhé
phải làm j khi bị rắn cắn
Phân biệt rắn thường và rắn độc
1. Dựa vào dấu răng
Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
2. Biểu hiện nhiễm độc
Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có.
Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ tăng tiết đàm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…
Sơ cấp cứu bị rắn cắn
Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.
- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu .
- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân, nếu thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay.
- Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
Những điều không làm khi bị rắn cắn
Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì:
+ Thứ nhất cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử.
+ Thứ hai, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc. Bệnh nhân có thể tử vong lập tức.
Không dùng miệng để hút chất độc ra khỏi vết cắn.
Không rạch da để mở vết cắn ra.
Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, đốt vết cắn và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Phòng ngừa rắn cắn
- Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.
- Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.
- Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài.
- Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.
- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
- Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.
Phải làm gì khi bị người khác chế giễu ?
hững cách ứng xử hay
Xoay quanh vấn đề này, dân mạng đã dẫn ra nhiều câu chuyện ứng xử khi bị chê bai, chỉ trích để mọi người có thể học hỏi kinh nghiệm.
Trên Facebook, thành viên Tân Trần dẫn lại chuyện mới đây, cô gái người Canada Lynelle Cantwell bị những kẻ ẩn danh đưa vào danh sách “những cô gái xấu xí nhất trường”. Dù cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương, nhưng Lynelle Cantwell chỉ chia sẻ lại một cách nhẹ nhàng: “Dù không sở hữu nụ cười và gương mặt hoàn hảo, tôi vẫn thấy thương hại cho những kẻ có cuộc sống bi đát và buồn khổ đến mức chỉ cố gắng tìm mọi cách hạ bệ người khác”.
Lynelle Cantwell giải thích: "Tôi muốn cư xử trưởng thành hơn. Thay vì bày tỏ những cảm xúc tiêu cực, tôi quyết định làm khác đi". Màn ứng xử độc đáo, văn minh này đã được cộng đồng mạng ủng hộ, nhận được nhiều bình luận tích cực.
Cách ứng xử khi bị chê bai, chỉ trích của cô gái người Úc Susan Carland cũng để lại ấn tượng với nhiều người. Theo đó, cứ mỗi lần nhận lời chỉ trích trên mạng xã hội, Susan Carland lại đóng góp cho Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF 1 USD để làm từ thiện. Đến nay, số tiền cô ủng hộ được lên tới 700 USD
hok tốt
giải thích một cách nhẹ nhàng và từ tốn và phải thể hiện mình là người có học, nếu người đó chưa hiểu hoặc khinh thường nữa thì dễ thôi: HÃY CHỬI HỌ THẬT NHIỀU VÀ XÚC PHẠM HỌ nhưng đừng quá lố
1. Gọi cứu hỏa đến
2. Kêu cứu và nếu mình biết bơi thì nhảy xuống cứu họ
3. Ko uống và nói vs họ rằng mình còn hỏ ko uống rượu và uống rượu ko tốt cho sức khỏe . Khuyên họ ko nên uống rượu nữa
1 gọi cứu hỏa
2 kêu cứu hoặc gọi người lớn neeus biết bơi thì bơi xuống cứu họ
3 không uống và nói với họ là con không thể uống vì nó không tốt cho sức khỏe và khuyên họ không nên uống nhiều
Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi liên quan đến Toán, Tiếng Việt và Ngữ Văn hoặc Tiếng Anh, và PHẢI ĐƯA các câu hỏi linh tinh gây nhiễu diễn đàn. OLM có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.(TUI KO QUAN TÂM Nếu olm TRỪ ĐIỂM TUI)
Nhiệt độ làm cho cơn bị thiu hoặc dùng nhiệt độ để lên men giấm làm rượu
♦ Trên Trái đất có khoảng 97% diện tích là nước, nhưng đó là nguồn nước mặn không sử dụng được, chỉ có 3% là nguồn nước ngọt
♦ Có đến hơn ⅔ lượng nước ngọt nằm sâu trong lòng đất hoặc tồn tại ở dạng băng
♦ Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng ⅓
♦ Theo thống kê thì có khả năng con người sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, thiếu lượng thực và kéo theo mầm móng dịch bệnh vào năm 2050 nếu như thực trạng sử dụng lãng phí nước không được hạn chế lại
_ Đất đai sạt lở, sói mòn.
_ Đồi trọc càng nhiều.
_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.
_ Lũ quét tấn công nhanh.
_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.
_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.
_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.
1 / Con anh A bị mồ côi.
2/ Người đó bị biến đổi chiều cao.
3 / Vì ban đêm được ngủ không được chơi còn ban ngày được chơi
4 / Ăn 1 kg thịt đó vào cuối tháng 12 trong .
5 / Khác nhau ở điểm : Adam có 2 chữ a còn Eva chỉ có 1 chữ a .
Mồ côi
Biến đổi chiều cao
Vì ban đêm phải ngủ ko có thời gian chơi
Ăn vào cuối tháng 12
Adam có hai chữ a còn Eva chỉ có một chữ a
1.Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
2.Khi mắc bệnh ,cụ đa tự chưa bằng cách cúng bái
3.Bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ ,trốn viện về nhà vì cụ sợ mổ ,hơn nưa cụ không tin bác si người Kinh bắt được con ma người Thái.
4.Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đa thay đổi cách nghi là:cụ hiểu thầy cúng không chưa khỏi bệnh chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó
1.khi thật cần thiết;
khi biết chắc cách dùng liều lượng dùng
khi biết nơi sản xuất,hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc nếu có
2.cơ thể biết đã phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng cơ quan sinh dục phát triển con gái xuất hiện xuất hiện kinh nguyệt con trai có hiện tượng xuất tinh đồng thời ở giai đoạn này cũng cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm suy nghĩ và mối quan hệ xã hội
3.nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.nhôm là kim loại có màu trắng bạc có ánh kim nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo thành sợi dát mỏng nhôm không bị gỉ Tuy nhiên một số axit có thể mòn nhôm nhôm có tính dẫn nhiệt dẫn điện
4.thầy nói tự suy nghỉ nha
1)chỉ khi dùng thuốc khi mình thấy trong người không khỏe
2)
Độ tuổi dậy thì
Độ tuổi bắt đầu và kết thúc quá trình dậy thì ở trẻ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, di truyền, chế độ dinh dưỡng, khí hậu và môi trường sống… Chính vì vậy không phải ai cũng có độ tuổi dậy thì giống nhau.
Skip
Thông thường, độ tuổi dậy thì của nam giới là 9 – 14 tuổi, trong khi đó, độ tuổi dậy thì của nữ là 8- 13 tuổi. Theo đó, nếu các bé nam dậy thì trước 9 tuổi sẽ là dậy thì sớm và là dậy thì muộn nếu quá trình này diễn ra sau 14 tuổi. Tuổi dậy thì sớm của bé gái là dưới 8, dậy thì muộn là trên 13 tuổi.
Thường thì trẻ em ở thành thị với mức sống cao hơn, chế độ dinh dưỡng được đáp ứng tốt hơn nên quá trình dậy thì cũng diễn ra sớm hơn những trẻ em ở vùng nông thôn.
Những thay đổi về thể chất của bé
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bé sẽ bắt đầu có những bước phát triển, nếu không được tìm hiểu trước thì các bé sẽ phải khó xử, lúng túng trước những tình huống mới lạ.
Đối với bé gái, quá trình dậy thì bắt đầu với biểu hiện là ngực bắt đầu phát triển to tròn, núm vú nhô ra và chuyển màu sẫm. đối với bé trai thì cơ thể trở nên to hơn, vạm vỡ hơn. Dậy thì ở cả nam và nữ đều thúc đẩy chiều caophát triển tối đa; trẻ lớn nhanh trông thấy; đồng thời bắt đầu xuất hiện lông nách, lông mu, nam giới còn mọc râu ở cằm và vùng bụng. Đây cũng là thời kì mà cơ quan sinh dục phát triển nhanh, các bé gái xuất hiện kinh nguyệt và các bé trai bắt đầu xuất tinh (thường là xuất tinh về đêm).
Ở thời điểm này, các bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá do chất nhờn tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta biết chăm sóc bản thân đúng cách.
Thay đổi về tâm lý, cảm xúc
Có thể nói tình cảm, cảm xúc của tuổi dậy thì trở nên đa dạng hơn. Đến tuổi này, trẻ bắt đầu muốn được làm người lớn, muốn khẳng định mình và thể hiện cái tôi cá nhân.
Trẻ bắt đầu có suy nghĩ độc lập, thích sinh hoạt bạn bè nhiều hơn, ít chia sẻ với gia đình. Trẻ bắt đầu có những tình cảm, cảm xúc mới với bạn khác giới, có nhu cầu khám phá, tìm hiểu đối phương.
Không chỉ phát triển nhanh về cơ thể, tuổi dậy thì còn là giai đoạn trí tuệ và đạo đức, cảm xúc phát triển cao. Bên cạnh đó thì trẻ cũng dễ xúc động, cảm xúc có thể thay đổi thất thường hơn.
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1
- Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t0nc = 6600C .
- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7).
- Một số hợp kim của nhôm:
+ Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.
+ Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền.
+ Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp.
+ Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong:
- Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.
- Boxit: Al2O3.nH2O.
- Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Có tính khử mạnh:
Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với các phi kim
a. Với oxi
- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
2Al + 3O2 → Al2O3
- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b. Với các phi kim khác
- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3X2 → 2AlX3
- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
- Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2:
4Al + 3C → Al4C3 (8000C)
2. Tác dụng với nước
- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)
- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó:
2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
- Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
+ Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
+ Vận dụng bảo toàn electron.
4. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)
Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý:
- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni.
5. Tác dụng với dung dịch bazơ
- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
- Cơ chế:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.
- Chú ý:
+ Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
+ Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.
6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O
V. ĐIỀU CHẾ
1. Nguyên liệu
Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.
2. Các giai đoạn điều chế
- Làm sạch nguyên liệu:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
VI. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
1. Nhôm oxit Al2O3
- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở 20500C.
- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).
a. Tính chất hóa học
- Tính bền: Al2O3 không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao; Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)
- Tính lưỡng tính:
+ Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
hay
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
b. Điều chế
Nhiệt phân Al(OH)3:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
Là chất kết tủa keo, màu trắng.
a. Tính chất hóa học
- Kém bền với nhiệt:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)
- Là hiđroxit lưỡng tính:
+ Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
b. Điều chế
- Kết tủa Al3+:
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
- Kết tủa AlO2-:
AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-
AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3
3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)
- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+
→ Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ:
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4] -
Al(OH)3 + 3OH- → [Al(OH)4] -
- Các muối aluminat NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ.
AlO2- + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3OH-
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng
Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên việc sơ cứu cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Dưới đây là cách sơ cứu khi bị bỏng:
- Bỏng nước sôi: Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng, tránh các viêm nhiễm.
+ Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
+ Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
- Bỏng do lửa cháy: Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín… để dập tắt lửa cháy.
+ Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.
+ Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút.
+ Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng.
+ Trong trường hợp vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng ít thì có thể chăm sóc tại nhà. Nếu vết bỏng nặng, diệc tích bỏng lớn thì cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
- Bỏng hóa chất:
+ Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý không dùng tay trần.
+ Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.
+ Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng bằng nước có pha bicarbonat như: dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5%; có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.
+ Nếu bỏng là do kiềm thì trung hòa bằng axit axe 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric; nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
+ Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương chảy máu.
+ Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị.
- Bỏng điện: Ðiện giật hoặc sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số bệnh nhân bị bỏng điện thì cơ thể cũng bị ngừng tim do dòng diện đánh vào tim. Do vậy phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay nếu nạn nhân bị ngừng tim rồi mới sơ cứu vết bỏng sau. Nhưng trước khi tiến hành sơ cứu phải:
+ Ngắt điện, nếu không thể ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp xúc với điện (phải dùng vật cách điện: cao su, gậy gỗ khô để gỡ hoặc kéo nạn nhân).
+ Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.
Lưu ý:
- Tuyệt đối không ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
- Không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây... hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng cho nạn nhân.
- Không làm trơn loét vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt phỏng vì làm như vậy thì có khả năng gây nhiễm trùng cao.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn tùy theo nguyên nhân và mức độ bị bỏng. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca bỏng mà được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên. Nhiều ca bỏng nặng, bỏng rộng nhưng được cứu sống và để lại di chứng không đáng kể nhờ có sự sơ cứu và chǎm sóc cấp cứu ban đầu tốt.
cách 1 : sơ cứu nhanh
cách 2 :bỏng lửa thì cần phải sối nước
cách 3: nếu bỏng mắt thỉ phải rửa mắt bằng nước sạch, ngâm mắt trong 15 -> 20 phút, dùng vải mỏng băng mắt và đưa đến bện viện .
mk nêu 1 số cách đó thôi. mk nha