Câu 1: Đối tượng của Di truyền học là gì?
A. Tất cả động thực vật và vi sinh vật.
B. Cây đậu Hà Lan có khả năng töï thụ phấn cao.
C. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
D. Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật.
Câu 2: Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học không bao gồm nội dung nào?
A. Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống
B. Có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học
C. Cung cấp các kiến thức cơ bản cho tâm lý học
D. Cung cấp cơ sở cho công nghệ gen
Câu 3: Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học bằng phương pháp nào?
A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
B. Phương pháp xác định trình tự ADN.
C. Phương pháp giải mã gen.
D. Phương pháp tuyển chọn và phát triển giống.
Câu 4: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
A. Sinh sản và phát triển mạnh, mang nhiều tính trạng dễ theo dõi.
B. Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, số lượng con lai nhiều dễ phân tích số liệu.
C. Dễ trồng, phân biệt rõ về các tính trạng tương phản, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt dễ tạo dòng thuần.
D. Dễ trồng, mang nhiều tính trạng khác nhau, kiểu hình đời F2 phân li rõ theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
Nội dung: Lai một cặp tính trạng (8 câu)
Câu 1: Kiểu gen thuần chủng là gì?
A. Là kiểu gen có tất cả các cặp gen đều đồng hợp.
B. Là kiểu gen có tất cả các cặp gen đều dị hợp.
C. Là kiểu gen ở đời con F1.
D. Là tất cả các kiểu gen xuất hiện ở đời con.
Câu 2: Trong tương quan trội lặn, tính trạng nào thường có lợi và mang nhiều ý nghĩa kinh tế?
A. Tính trạng trội.
B. Tính trạng lặn.
C. Tính trạng trung gian.
D. Không có tính trạng nào.
Câu 3: Nội dung của quy luật phân li là
A. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 4: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
A. AA và aa
B. Aa và aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa, aa
Câu 5: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I, III, V.
B. I, III
C. II, III
D. I, V
Câu 6: Cho hai thứ đậu Hà Lan có cây thân thấp lai với nhau thu được đời con. Biết thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào sai?
A. Đời con đồng tính.
B. Đời con không thể cho ra tính trạng thân cao.
C. 100% cây đời con mang tính trạng thân thấp.
D. Cho các cây ở đời con tự thụ phấn có thể thu được kiểu hình thân cao.
Câu 7: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Toàn lông dài.
B. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
C. Toàn lông ngắn.
D. 3 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 8: Xét tính trạng chiều cao cây: A: thân cao, a: thân thấp. Cho hai cây thân cao lai với nhau, thế hệ con lai với tỉ lệ kiểu hình là 3 thân cao: 1 thân thấp. Cặp bố mẹ có kiểu gen là gì?
A. AA x aa.
B. Aa x Aa.
C. aa x aa.
D. AA x AA.
Nội dung: Lai hai cặp tính trạng (8 câu)
Câu 1: Phép lai: AaBbcc x AabbCc có thể sinh ra đời con có số kiểu gen là
A. 81
B. 16
C. 12
D. 48.
Câu 2: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:
A. MMpp x mmPP
B. MmPp x MmPp
C. MMPP x mmpp
D. MmPp x MMpp
Câu 3: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là
A. 4.
B. 8.
C. 16.
D. 32.
Câu 4: Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát hiện ra quy luật nào?
A. Quy luật phân li.
B. Quy luật phân li độc lập.
C. Quy luật đồng tính.
D. Quy luật phân li và quy luật đồng tính.
Câu 5: Biến dị tổ hợp là
A. sự tổ hợp lại các tính trạng của P và làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
B. tổ hợp tất cả các kiểu hình của P.
C. tổ hợp tất cả các kiểu gen của P.
D. tổ hợp tất cả các kiểu gen ở thế hệ con cháu.
Câu 6: Trong các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp bao gồm:
1. aaBB
2. aaBb
3. AaBB
4. Aabb
5. aabb
6. AABb
A. 1, 2 và 3.
B. 2,3 và 5.
C. 2, 3, 4 và 6.
D. 2, 4, 5 và 6.
Câu 7: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Giải thích một trong các nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.
D. Là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa
Câu 8: Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại nhiều hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
A. Những loài sinh sản giao phối có xảy ra quá trình giảm phân tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử trong quá trình thụ tinh tạo nên nhiều biến dị.
B. Những loài sinh sản giao phối có khả năng sống lâu hơn.
C. Những loài sinh sản vô tính không thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường.
D. Những loài sinh sản vô tính bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác nhân môi trường.
I. NHIỄM SẮC THỂ (8 tiết) 20 CÂU
Nội dung: Nhiễm sắc thể (3 câu)
Câu 1: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. Hình que
B. Hình hạt
C. Hình chữ V
D. Nhiều hình dạng
Câu 2: Trong phân bào, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 3: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. số lượng, hình dạng NST.
C. số lượng, cấu trúc NST.
D. số lượng không đổi.
Nội dung Nguyên phân (4 câu)
Câu 1: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 2: Trong phân bào nguyên nhiễm, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 3: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 12. B. 48. C. 46. D. 45.
Câu 4: Từ 6 tế bào mẹ, sau 4 lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 16 B. 32 C. 96 D. 128
Nội dung Giảm phân (4 câu)
Câu 18: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
Câu 19: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực tham gia giảm phân tạo giao tử. Ở kì sau I có bao nhiêu NST trong tế bào?
A. 78 B. 39 C. 156 D. 312
Câu 3: Các nhận định sau về kì cuối của giảm phân II, Nhận định nào đúng?
A. Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia.
B. Các NST kép đơn bội xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào được hình thành.
D. Các NST tách nhau tiến về phía hai cực của tế bào.
Câu 4: Một nhóm tế bào sinh dục cái sau khi giảm phân cho ra 64 giao tử. Số tế bào sinh dục cái tham gia vào quá trình giảm phân là bao nhiêu?
A. 32 B. 16 C. 64 D. 128
Nội dung Phát sinh giao tử, thụ tinh (3 câu)
Câu 1: Nội dung nào sau đây sai?
A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.
C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.
Câu 2: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì :
A. Bằng nhau B. Bằng 2 lần C. Bằng 4 lần D. Giảm một nửa
Câu 3: Một nhóm tế bào sinh dục cái gồm 150 tế bào đã tham gia phân bào giảm nhiễm. Hỏi thu được bao nhiêu tế bào con?
A. 150 B. 300 C. 450 D. 600
Nội dung Cơ chế xác định giới tính (3 câu)
Câu 1: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là:
1. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic.
2. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính.
3. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.
4. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.
Số phương án đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:
A. Bò sát
B. Ếch nhái
C. Tinh tinh
D. Bướm tằm
Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là:
A. Do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O.
B. Tuân theo quy luật số lớn.
C. Do quá trình tiến hoá của loài.
D. Cả A và B đều đúng.
Nội dung Di truyền liên kết (3 câu)
Câu 1: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên
A. Nhóm gen liên kết
B. Cặp NST tương đồng
C. Các cặp gen tương phản
D. Nhóm gen độc lập
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ruồi giấm?
A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm.
B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị.
D. Có hàng trăm cặp tính trạng tương phản dễ quan sát
Câu 3: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:
A. Đều có thân xám, cánh dài.
B. Đều có thân đen, cánh ngắn.
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.
II. ADN và gen (2 tiết) 6 CÂU
Nội dung ADN (3 câu)
Câu 1: Trên phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu?
A.3,4 A0 B. 34 A0 C. 340 A0 D. 20 A0
Câu 2: Nguyên tắc bổ sung là gì?
A. Các nucleotit giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với G và T liên kết với X
B. Các nucleotit giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T và G liên kết với X
C. Các nucleotit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết Hiđrô
D. Các nucleotit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết cộng hóa trị
Câu 3: Một gen có 2700 nucleotit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là bao nhiêu?
A. A=T= 810 nucleotit và G=X= 540 nucleotit
B. A=T= 405 nucleotit và G=X= 270 nucleotit
C. A=T= 1620 nucleotit và G=X= 1080 nucleotit
D. A=T= 1215 nucleotit và G=X= 810 nucleotit
Nội dung ADN – Bản chất của gen (3 câu)
Câu 1: Một gen sau quá trình nhân đôi tạo ra 128 mạch đơn. Số lần nhân đôi của gen là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. 1 phân tử ADN con
B. 2 phân tử ADN con
C. 4 phân tử ADN con
D. 8 phân tử ADN con
Câu 3: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Nguyên tắc cặp đôi.
C. Nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bố sung.
D. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc cặp đôi.
Phân tích qua dẫn chứng nha(Ví dụ đó)
1/ Phân tích nhận định bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.
Học thuyết tế bào cho rằng tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Sự giống nhau về cấu tạo mọi tế bào thể hiện ở :
Màng tế bào: Mọi tế bào đều có một màng nguyên sinh chất bao bọc ở mặt ngoài. Đây là một màng sống do hoạt động của nguyên sinh chất tạo nên. Màng tế bào có chức năng bảo vệ khối chất nguyên sinh trong tế bào, điều chỉnh thành phần các chất chứa trong tế bào; chức năng trao đổi chất: moị quá trình trao đổi chất vơí môi trường của tế bào đều diễn ra qua màng tế bào.
Tế bào chất: là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào và liên hệ tất cả thành phần cuả tế bào làm cho tế bào trở thành một khối thống nhất
Các bào quan như: Ti thể có vai trò quan trọng trong sự hô hấp cuả tế bào. Nơi tạo ra năng lượng sinh học quan trọng là hợp chất cao năng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống cuả tế bào; Trung thể có vai trò quan trọng trong sự phân bào quy định sự di chuyển và tập kết của các NST; Bộ máy Gôngi giữ vai trò trong sự thải bỏ chất thải cuả hoạt hoạt động trao đổi chất trong tế bào; Lưới nội chất dẫn các chất dinh dưỡng lưu thông trong tế bào, làm tăng bề mặt hoạt động của tế bào; Ribôxôm là nơi diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào,…..
Vật chất chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là các đại phân tử axit nuclêic (AND và ARN).
Tất cả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình thành ngẫu nhiên từ chất vô sinh.
Các hình thức sinh sản và sự lớn lên cuả cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào- phương thức sinh sản cuả tế bào:
+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân.
+ Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết vơí quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.
+ Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh.
Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau về một số đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hoá thích nghi.
2/Hãy phân tích nhận định: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li của sinh giới.
Trong quá trình tiến hoá lâu dài của mỗi loài sinh vật đã thích nghi vơí điều kiện sống của mình để tồn tại. Tuy nhiên, kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng.
Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Ví dụ: + Như chi trước của các loài động vật có xương sống hiện nay rất đa dạng, phong phú, thích nghi cao độ vơí lối sống của chúng. Từ một kiểu xương chi trước điển hình gồm: xương cánh, xương cẳng (gồm xương trụ và xương quay), các xương cổ, xương bàn và xương ngón, đã phân hoá theo chiều hướng khác nhau như: tay ở người thích nghi với việc cầm nắm, chân trước của ngựa thích nghi với việc chạy, chi trước của chuột chũi thích nghi với việc đào bới đất làm hang, cánh chim có lông vũ hay cánh màng da của dơi thích nghi với việc bay.
+ Hay tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các động vật khác.
+ Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.
+ Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.
+ Sự đa dạng phong phú của các nhóm sinh vật ngày nay rõ ràng đã phân li từ những tổ tiên chung, nguồn gốc chung, vì thế dựa trên cơ quan tương đồng có thể thấy sự tiến hoá phân li của sinh giới.
1.
- Các hình thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan tới sự phân bào - phương thức sinh sản của tế bào:
+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ qua trực phân.
+ Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết đến quá trình nguyên phân của tế bào hay bào tử.
+ Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được phát triển từ hợp tử thông qua quá trình nguyên phân. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh.
Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau một số đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hóa thích nghi.