Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vậy bạn thử xuống cái hồ nước và hít thở. Xem nó có như trên cạn hay không. nếu không thở được mà ngược lại tăng sông. Thì chúng ta chứng tỏ rằng oxi trong nước ít hơn trên cạn.
TK
+ Tác dụng của làm đất:- Làm cho đất tơi xốp.
+ Tác dụng của bón phân lót:
Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
TK:
- Tác dụng của làm đất: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Rừng có độ dốc hơn 15 độ .việc khai thác rừng sẽ làm cho đất bị thoái hoá sụt lở
việc khai thác trắng rừng đối với nơi dốc sẽ gây ra hiện tượng sói mòn , sạt lở đất
Ở địa phương em đã tiến hành bón phân lót cho cây trồng bằng cách:
Làm đất : cày đất, bừa và đập đất ,lên luống
Bón phân lót : Theo hàng ,theo hốc cấy
Chúc bạn học tốt!
1 ) Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia làm các loại:
- Đất cát (85% hạt cát, 10% limon, 5% sét)
- Đất thịt (45% hạt cát, 40% limon, 15% sét)
- Đất sét (25% hạt cát, 30% limon, 45% sét)
và 1 số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này như: đất cát pha, đất thịt nhẹ,...
2) - Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành:
+ Đất có độ pH <6,5 là đất chua
+ Đất có độ pH bằng 6,6->7,5 là đất trung tính
+ Đất có độ pH lớn hơn 7,5 là đất kiềm
3) - Có 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Ngoài ra còn các loại khác như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, .....
- Khả năng giữ chất dinh dưỡng và nước:
+ Tốt nhất là đất sét kế đến là đất thịt và cuối cùng là đất cát
độ phì nhiêu thì mik ko bik
-Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước , oxi chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đồng thời không chứa các chất có hại cho cây .
-Các yếu tố khác như : Thời tiết thuận lợi , giống tốt và chăm sóc tốt .
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.