K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2019

Ông họa sĩ thỏa thận rằng chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại ông sẽ kể cho anh thanh niên. 

Anh thanh niên bật cười khanh khách khẳng định các từ ấy là của bác lái xe. Anh bảo một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi mét kia mới là một mình chứ không phải anh. Làm khí tượng phải ở độ cao như thế mới là lí tưởng.

Anh thanh niên bật cười khanh khách:- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen...
Đọc tiếp

Anh thanh niên bật cười khanh khách:

- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

câu 1: chỉ ra một phép liên kết câu về mặt hình thức được sử dụng trong các câu in đậm (gọi tên phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thể hiện của phép liên kết đó)

câu 2: đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay?

1
5 tháng 5 2023

Câu 1: Phép liên kết được sử dụng trong các câu in đậm là phép lặp

Câu 2: Đoạn trích trên cho thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay là rất quan trọng.Như anh thanh niên trong đoạn trích đã nhấn mạnh, công việc của mỗi người gắn liền với việc của bao người khác, và chỉ khi mỗi người đóng góp hết mình thì đất nước mới phát triển được.Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm, tinh thần tự giác và sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Đọc đoạn trích sao và trả lời câu hỏi : " Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn : - Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon ven cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sao và trả lời câu hỏi :

" Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn :

- Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon ven cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian ? Rằng anh "thèm" người lắm ?

Anh thanh niên bật cười khanh khách:

-Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phanxipăng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ "

Hỏi : a) Tìm khởi ngữ trong đoạn trích trên

b) Tìm câu văn có khởi ngữ

1
15 tháng 1 2018

Đọc đoạn trích sao và trả lời câu hỏi :

" Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn :

- Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon ven cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian ? Rằng anh "thèm" người lắm ?

Anh thanh niên bật cười khanh khách:

-Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phanxipăng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ ".

Hỏi :

a) Tìm khởi ngữ trong đoạn trích trên.

=> Một mình; Làm khí tượng.

b) Tìm câu văn có khởi ngữ.

=> Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phanxipăng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

Và:

Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

Cho đoạn văn sau: "... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách:

- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...."

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)

1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

2. Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

3. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trách trên?

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lắp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó.

1
19 tháng 7 2017

Câu 1: - Ba nhân vật đó là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên

- Hoàn cảnh gặp nhau: Thuật lại tình huống gặp gỡ bất ngờ của họ.

Câu 2: - Ngôi thứ ba

- Khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, lời kể linh hoạt hơn.

Câu 3: Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Câu 4: Gợi ý:

Đoạn văn viết bám vào cốt truyện, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong đoạn trích:

+ Yêu công việc, gắn bó với công việc, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao

+ Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc

+ Tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, thường xuyên đọc sách để mở mang kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần.

+ Cởi mở, chân thành, sống giàu tình cảm, khiêm tốn và thành thực

Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến hè với tôi và khách đi xe đây khúc cây một bên cho xe đi. Hỏi ở đây ai mà đẩy cây ra giữa đường thế này,...
Đọc tiếp

Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến hè với tôi và khách đi xe đây khúc cây một bên cho xe đi. Hỏi ở đây ai mà đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát…”

1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu rõ tên tác giả? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

2. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, em hiểu điều gì về nhân vật “anh”?

3. Dựa vào tác phẩm em vừa nêu tên, hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận về tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc của nhân vật “anh”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).

 

0
Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

“-Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn,cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúct hân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ramột bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa...
Đọc tiếp

“-Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn,cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúct hân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ramột bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát...”

⇒ Đoạn văntrên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, em hiểu biết gì về nhân vật anh thanh niên?

3

là lời của tác giả nói về anh thanh niên. nói trong hoàn cảnh tác giả đang ở trên Sapa. Từ đó thấy được anh thanh niên là một người rất hiếu khách và rất trách nhiệm trong công việc

22 tháng 1 2022

Anh thanh niên nói với cô kĩ sư

Trong thời tiết mây mù lạnh lẽo

aAnh thanh niên là một người chăm chỉ

7 tháng 3 2017

a, " Chè đã ngấm rồi đấy" : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế