Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.
- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -
Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -
Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .
Chúc bạn học tốt!
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường.
B. Biên bản đại hội Chi đội.
C. Thuyết minh cho một bộ phim.
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
mk chỉ nhớ phần Tự luận thôi
Đề bài :
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”
bạn lên google ghi https/ /vndoc.com/bo-15-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-7/download
nhớ k cho mik nha
a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.
b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)
c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa
d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.
- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.
- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.
e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.
a) Nói về những đặc điểm riêng biệt của mùa xuân Hà Nội và những âm thanh thân thuộc hòa quyện trong đó. Ngoài ra, đoạn văn trên còn nói về tình cảm, những cảm nhận của mình về quê hương.
b) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...
- Điệp từ: mùa xuân, có tiếng
- Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xăm
- So sánh: câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
- Liệt kê: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình
Mình chỉ nhớ tự luận thôi:1,Hảy nêu đặc điểm của nước nuôi thủy sản
2,:Chồng nuôi là gì ? Nêu tiêu chuẩn của chồng nuôi hợp vệ sinh?
3,:Vắc xin là gì ? Tác dụng khi sử dụng vắc xin?
(Bạn nhớ ôn phần chăn nuôi nhé)
1. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc mà tác giả đã thể hiện trong văn bản Muà xuân của tôi?
A. Lạnh lẽo và u buồn.
B. Không gian trong sáng và ấm áp.
C. Tươi tắn và sôi động.
D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương.
2. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [...]" trong văn bản Mùa xuân của tôi, từ "phong" có nghĩa là gì?
A. Bọc kín.
B. Oai phong.
C. Cơn gió.
D. Đẹp đẽ.
3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội trong văn bản Mùa xuân của tôi?
A. " Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...]".
B. "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn[...]".
C. "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến".
D. "[...]Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng[...]".
4. Trong văn bản Mùa xuân của tôi, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?
A. Vào ngày mùng một đầu năm.
B. Sau rằm tháng giêng.
C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.
D. Trước rằm tháng giêng.
5.
[...] "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...]
(Ngữ văn 7, tập 1) Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Nghị luận.
6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong bài văn Mùa xuân của tôi?
A. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.
B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
C. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.
D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.
7. Theo tác giả bài Mùa xuân của tôi, có điều gì thay đổi trong sinh hoạt của mọi người sau ngày rằm tháng giêng?
A. Mọi người cùng lên chùa cầu chúc những điều may mắn trong năm mới.
B. Mọi người nô nức đi trẩy hội xuân.
C. Khi thịt mỡ dưa hành đã hết, mọi người bắt đầu trở về với những bữa cơm giản dị thường ngày.
D. Sau kì nghỉ tết, mọi người trở lại công sở và bắt đầu những ngày làm việc bận rộn.
8. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể.
B. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc.
C. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất.
9. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai?
A. Xuân Quỳnh.
B. Thạch Lam.
C. Vũ Bằng.
D. Nguyễn Tuân.
10. Đọc đoạn văn: "Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh."(trích Mùa xuân của tôi)
Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nói quá.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
dc ko bn êi