K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2024

ghỉ hè vừa rồi, em cùng với các bạn trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường đã có một trải nghiệm thú vị. Đó là một chuyến tham qua đến Khu di tích Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội.

Sáng chủ nhật, đúng sáu giờ ba mươi, chúng em có mặt ở trường. Sau khi cô giáo điểm danh các thành viên trong câu lạc bộ, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng ba mươi phút là đã đến nơi. Chúng em xuống xe, rồi được chị hướng dẫn viên đưa đi tham quan khu di tích.

Thành Cổ Loa được xây dựng vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng - vốn là một nhánh lớn của sông Hồng.

Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học cho rằng thành chỉ có ba vòng. Bên trong thành là các khu đình, đền.

Đầu tiên, chúng em được đến làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, cả nhóm lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Em cảm thấy ấn tượng nhất là Am Mỵ Châu với bức tượng thờ không đầu khiến em nhớ đến truyền thuyết “Truyện An Dương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Theo lời của chị hướng dẫn viên thì hằng năm lễ hội Cổ Loa sẽ được diễn ra vào mùng sáu tháng giêng (âm lịch). Lễ hội thu hút rất đông khách thập phương đến. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co… Ngoài gia, lễ hội còn tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước, hát quan họ. Sau khi tham quan xong, chúng em đã được thưởng thức một tiết mục múa rối nước rất hấp dẫn. Đúng bốn giờ chiều, xe đưa cả nhóm trở về trước. Mọi người đều thấm mệt nhưng cảm thấy rất vui vẻ.

Chuyến tham quan đến mảnh đất Cổ Loa đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Em mong rằng sẽ có dịp quay trở lại nơi đây để có thêm nhiều trải nghiệm hơn nữa.

vùng cỏ bùm tum học đường đời đầu tiên ( Trích văn trên . điểm ) nhân hóa biết kiểu nhân trong câu “ Giá tôi không trêu thì đâu đến nỗi Choắt việc gì ” ( 0 . 5 điểm ) Tôi đứng lặng giờ lâu , nghĩ về bài học đường đời đầu tiên . ” . Câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng của Dế Mèn lúc ấy ? ( Trả lời bằng đoạn văn từ 2 - 3 câu . ) ( 1 . 5 điểm ) Câu 2 : ( 2 . 0 điểm )...
Đọc tiếp

vùng cỏ bùm tum học đường đời đầu tiên ( Trích văn trên . điểm ) nhân hóa biết kiểu nhân trong câu “ Giá tôi không trêu thì đâu đến nỗi Choắt việc gì ” ( 0 . 5 điểm ) Tôi đứng lặng giờ lâu , nghĩ về bài học đường đời đầu tiên . ” . Câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng của Dế Mèn lúc ấy ? ( Trả lời bằng đoạn văn từ 2 - 3 câu . ) ( 1 . 5 điểm ) Câu 2 : ( 2 . 0 điểm ) Trong cuộc sống không ai có thể bảo bọc , che chở ta suốt đời kể cả đó là cha mẹ . Vì vậy chúng ta phải biết tự lập ngay từ nhỏ . Từ ý kiến trên , hãy viết một đoạn văn từ 6 – 8 câu nêu suy nghĩ của em “ Tính tự lập ” . Câu 3 : ( 5 . 0 điểm ) Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoạt động , nhiều điều thú vị . Viết bài văn tả lại quang cảnh khu phố nơi em ở vào một buổi sáng với những điều mới mề đó .

0

Bài làm

Câu hỏi: 

 DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn Hãy Suy Nghĩ Xem Người Khách Cần Phải Đặt Câu Hỏi Như Thế Nào Khi Gặp Người Đầu Tiên Để Từ Câu Trả Lời Có Thể Biết Được Mình Đang Ở Đâu?

Trả lời: Bạn nếu đến thành phố A, bạn hãy hỏi là đây có phải thành phố B không. Thành phố A luôn nói thật, vì thế nó sẽ tl là " không, đây là thành phố A". Nếu vào thành phố B, bạn hãy hỏi là: Đây có phải là thành phố A hay không. Vì chuyên nói dối nên nó sẽ trả lời là " đúng " . Và bạn hỏi cả hai người trong hai thành phố cùng một câu hỏi là: " Bạn muốn chết không? ". Thành phố A sẽ nói không và thành phố B sẽ nói có.

# Học tốt #

19 tháng 4 2019

hỏi

ngài có ở thành phố này ko ?

4 tháng 1 2023

Tham Khảo 
 

Nhân dịp kỉ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố em đã tổ chức một chương trình văn nghệ. Em đã có những trải nghiệm thú vị khi tham gia biểu diễn trong chương trình đó.
Tiết mục mà em tham gia đó là nhảy hiện đại trên nền nhạc của bài hát “Việt Nam ơi”. Nhóm nhảy gồm có mười thành viên, bao gồm bảy nữ và ba nam. Chúng em đã mất hơn một tuần để tập luyện cho tiết mục này. Cả nhóm đã lựa chọn trang phục để biểu diễn là quần jean, áo phông cờ đỏ sao vàng. Ngày hôm đó, cả nhóm đến từ chiều để khớp lại bài nhảy một lần nữa, và trang điểm.

Đúng tám giờ ba mươi phút tối, buổi biểu diễn bắt đầu. Khán giả đến xem rất đông. Tiết mục của chúng em sẽ mở đầu cho chương trình văn nghệ. Sau khi chị Lan Anh - MC của chương trình giới thiệu. Chúng em nhanh chóng bước lên sân khấu để biểu diễn. Em cảm thấy khá hồi hộp. Nhưng khi tiếng nhạc vang lên, cả nhóm bắt đầu nhảy theo giai điệu. Em cũng nhảy theo các bạn, mà quên đi hết sự hồi hộp của mình. Các động tác đều được trình bày một cách suôn sẻ. Sau khi tiết mục kết thúc, khán giả ở dưới đã vỗ tay. Nhiều người còn khen ngợi: “Hay lắm!”, “Nhảy đẹp lắm!”. Điều đó khiến em cảm thấy rất vui vì cả nhóm đã hoàn thành tiết mục xuất sắc.
Sau đó, em cùng với các bạn của mình xuống hàng ghế khán giả để xem các tiết mục tiếp theo. Tiết mục tiếp theo là phần hát song ca của hai bạn Minh Hà và Long Nhật với bài hát “Sống như những đóa hoa”. Giọng ca ngọt ngào của hai bạn khiến mọi người đều phải khen ngợi. Rồi đến tiết mục múa dân gian của các anh chị thanh niên tình nguyện trong khu phố Ai cũng thật đẹp trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc - áo dài. Đặc biệt nhất là tiểu phẩm hài của các ông bà đã đem lại những tiếng cười sảng khoái cho chúng em. Mỗi tiết mục kết thúc, một tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Các tiết mục thật hấp dẫn biết bao. Chúng em ngồi xem mà quên cả thời gian. Đến mười giờ tối, chương trình văn nghệ mới kết thúc.

Đối với em, đây là một trải nghiệm thú vị, từ đó em phát hiện ra niềm đam mê nghệ thuật của mình. Em sẽ cố gắng để theo đuổi niềm đam mê này trong tương lai.
~ HT ~

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
4 tháng 1 2023

Tham khảo dàn ý sau nhé!

1. Mở bài

Chào hỏi, giới thiệu: Kính chào thầy cô và các bạn, em tên là… học sinh lớp…Giới thiệu vấn đề trình bày: Sau đây, em xin phép được trình bày về vấn đề…2. Thân bàiHoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ.Kể lại diễn biến trải nghiệm về nơi em sống hoặc một vùng đất mà em ghé thăm.Nêu ấn tượng của em về trải nghiệm đó.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm với bản thân.Lời kết: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
30 tháng 4 2020

Mấy năm nay, thành phố ta xây thêm rất nhiều nhà mới. Ngày ngày trên đường đến trường, em đi qua một công trình xây dựng nhà ở. Tuy đã quen với cảnh công trường nhưng có lúc em vẫn ngỡ ngàng khi thấy những ngôi nhà mới mọc lên nhanh chốngEm nhớ lại những ngày đầu tiên ở công trường,  từng đoàn xe chở máy móc kềnh càng đến trước. Tiếng búa máy đóng cọc móng thình thịch.  Những xe trộn bê tông có cái thùng to tướng vừa đi vừa quay tròn nối đuôi vào công trường. Công nhân đông dần lên. Ban chỉ huy mắc một hệ thống loa phóng thanh đểđiều khiển công việc… Công trường thật bề bộn, tấp nập. Sau sáu tháng, các dãy nhà đã hiện lên sừng sững.

Chính giữa là toà nhà lớn năm tầng hình chữ nhật. Đây là một khu tập thể với những căn hộ khép kín. Các cửa lớn, cửa sổ đã được lắp. Các cô chú công nhân đang tô tường phía bên ngoài. Ròng rọc kéo từng xô vữa từ dưới đất lên cao. Các thợ hồ hối hả nhào nhào, trộn trộn. Ai cũng khẩn trương làm việc, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.

Trong khi ngôi nhà lớn đã gần hoàn thành thì phía bên tay phải, một toà nhà nữa cũng đang cao dần. Trên nóc tầng hai nhô lên những cột sắt tua tủa. Bố em bảo xây nhà khung bê tông thế này chắc chắn lắm. Từ xa, em thấy các chú công nhân làm việc trên giàn giáo nhộn nhịp như đàn ong đang cần cù xây tổ. Công trường xây dựng ồn ào náo nhiệt bởi tiếng loa, tiếng máy. Không khí lao động lúc nào cũng khẩn trương.

Em muốn được làm việc như các chú công nhân, góp sức hoàn thành những công trình mới Đềlàm thay đổi bộ mặt thành phố, đem lại niềm vui cho bao chủ nhân tương lai của những ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ

30 tháng 4 2020

Đất nước của chúng ta đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nhiều công trình chung cư đang dần thay thế cho nhà cấp bốn mái ngói. Hàng ngày được nhìn thấy hình ảnh xây dựng của các chú công nhân. Rồi lại ngỡ ngàng về những công trình mọc lên cao ngút trời được hoàn thành.

Những ngày đầu tiên khi bắt đầu xây dựng là náo nức và ồn ào nhất. Nhiều đoàn xe to chở máy móc cồng kềnh. Tiếng đào móng đóng cọc mọi người hò nhau í ới. Mọi thứ tấp nập ai làm việc nấy. Xe trộn bê tông chở vào ùn ùn.Công nhân mỗi lúc một đông hơn. Quang cảnh công trường mấy ngày đầu bề bộn, ngổn ngang. Tiếng máy móc cùng với tiếng ban chỉ huy phân bố công việc hòa vào nhau làm cho công nhân càng nhanh chân nhanh tay hơn.

Công trường đang xây là xây trường cấp 1 gồm 3 tầng hình chữ nhật. Những ngày đầu mọi người rất vất vả làm từ sáng sớm đến tối mịt. Dưới cái nắng của mùa hè mồ hôi của công nhân rơi xuống lấm tấm. Nhưng mọi người vẫn hồ hởi chăm chỉ làm. Hoàn thành phần móng và tầng 1 tiếp tục đến xây tầng 2 cọc sắt nhô lên tua tủa. Đó nghề xây dựng vất vả thế đó. Con người ta phải tỉ mỉ,tính toán mới xây xong một công trình. Nhiều người ở dưới nhào nhào, trộn trộn xếp gạch để chuyển lên bằng ròng rọc. Tiếng ròng rọc kêu khi kéo xô vữa cùng với tiếng cười đùa như xóa tan đi mệt mỏi. Nhìn từ xa các chú công nhân như những chú ong chăm chỉ đang xây tổ, miệt mài. Sau một thời gian công nhân đã hoàn thành xong bộ khung. Chuyển sang phần lắp cửa sổ và sơn tường.Ôi! sao mà nhanh thế trả mấy chốc mà một công trình sắp hoàn thành. Mọi thứ dần đi vào hoàn thiện. Chỉ cần sơn lên thôi mọi thứ lung linh và khác hẳn. Ôi đẹp biết bao,sau bao nhiêu thời gian công sức mọi thứ đã hoàn thành. Đúng là con người tạo lên được nhiều thứ thật vĩ đại. Hoàn thành xong công trường vẫn còn ngổn ngang sắt,vật liệu còn lại. Chắc phải mất một ngày để dọn dẹp tất cả.Rồi hoàn thành các hệ thống điện nước bên trong. Thế là một ngôi trường mới đã hiện ra khang trang và sạch sẽ. Nhìn sang bên một nhà văn hóa cũng đang bắt đầu xây. Mọi thứ cũng đang tiếp diễn xây lên những công trình xanh-sạch-đẹp thay màu áo mới cho đất nước việt nam ta. Ngôi trường mới hoàn thành xong đó sẽ đầy ắp tiếng cười, tiếng học bài của trẻ thơ. Ôi! Thật hạnh phúc ý nghĩa biết bao những công trình,

Mồ hôi ướt đẫm trên áo của các chú công nhân. Nhưng lòng yêu nghề vẫn thấy họ vui tươi đến lạ. Em ước mình sau này có thể giúp một phần công sức như họ. Để thay đổi bộ mặt của đất nước, quê hương.

# hok tốt #

18 tháng 12 2018

nếu là em thì em em sẽ làm như vậy

18 tháng 12 2018

Câu nói của nhà tâm lí học nói quả là chính xác. Mẹ là người nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn chúng ta. Mẹ là người chịu xương gió để ta có cuộc sống này. Mẹ dành cả cuộc đời để đánh cược cuộc sống để có chúng ta. Mặc dù lòng mẹ đã mệt nhưng vì con mà mẹ có thêm động lực...Vì vậy, ta mới có câu : Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. Nếu thực sự người mẹ có lòng yêu con như vậy thì tại sao nhân ngày sinh nhật chúng ta, chúng ta không tặng mẹ bó hoa ? Và hãy biết cảm ơn những gì mẹ cho ta ngày hôm qua và hôm nay..

7 tháng 11 2018

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b)Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

11 tháng 11 2018

bạn ơi thiếu bài lam nha

12 tháng 1 2022

Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê. Tôi đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị ở quê hương của mình. Đó là lần đầu tiên được chứng kiến lễ hội đua thuyền.

Hằng năm, hội đua thuyền sẽ được tổ chức vào mùng năm Tết. Người dân trong làng vô cùng háo hức. Từ sáng sớm, mọi người đã rủ nhau ra bờ sông. Năm đội tham gia đua thuyền đại diện cho năm xóm đã chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi đội gồm có mười thành viên sẽ mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Xóm của tôi mặc trang phục màu trắng. Tôi đã nhìn thấy anh Tùng - anh họ của tôi đang chuẩn bị bước xuống thuyền. Anh cũng là một trong những thành viên tham gia đua thuyền.

Năm chiếc thuyền đã vào vạch xuất phát. Thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Chặng đường đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Tất cả các đội đua thuyền đều dốc toàn bộ sức để chèo thuyền. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!” vang lên khiến cuộc đua càng thêm sôi nổi.

Đội trắng đang ở vị trí đầu tiên. Tiếp đến lần lượt là hai đội đen và hồng. Hai đội cam và vàng cũng đang bám sát phía sau. Khoảng một lúc sau, đội đen đã vượt lên trước đội trắng, rồi cả đội hồng. Tôi thấy vậy mà lòng đầy lo lắng. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì đội trắng lại bắt đầu tăng tốc. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Tôi hào hứng hô to: “Đội trắng cố lên”. Kết thúc chặng đua, đội trắng về đích đầu tiên. Theo sau là đội đen, hồng, vàng và cam.

Các đội lần lượt lên nhận giải thưởng. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi đội của xóm mình đã được giải Nhất. Cuộc đua quả là vô cùng hấp dẫn.

Nhân dịp kỉ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố em đã tổ chức một chương trình văn nghệ. Em đã có những trải nghiệm thú vị khi tham gia biểu diễn trong chương trình đó.
Tiết mục mà em tham gia đó là nhảy hiện đại trên nền nhạc của bài hát “Việt Nam ơi”. Nhóm nhảy gồm có mười thành viên, bao gồm bảy nữ và ba nam. Chúng em đã mất hơn một tuần để tập luyện cho tiết mục này. Cả nhóm đã lựa chọn trang phục để biểu diễn là quần jean, áo phông cờ đỏ sao vàng. Ngày hôm đó, cả nhóm đến từ chiều để khớp lại bài nhảy một lần nữa, và trang điểm.

Đúng tám giờ ba mươi phút tối, buổi biểu diễn bắt đầu. Khán giả đến xem rất đông. Tiết mục của chúng em sẽ mở đầu cho chương trình văn nghệ. Sau khi chị Lan Anh - MC của chương trình giới thiệu. Chúng em nhanh chóng bước lên sân khấu để biểu diễn. Em cảm thấy khá hồi hộp. Nhưng khi tiếng nhạc vang lên, cả nhóm bắt đầu nhảy theo giai điệu. Em cũng nhảy theo các bạn, mà quên đi hết sự hồi hộp của mình. Các động tác đều được trình bày một cách suôn sẻ. Sau khi tiết mục kết thúc, khán giả ở dưới đã vỗ tay. Nhiều người còn khen ngợi: “Hay lắm!”, “Nhảy đẹp lắm!”. Điều đó khiến em cảm thấy rất vui vì cả nhóm đã hoàn thành tiết mục xuất sắc.
Sau đó, em cùng với các bạn của mình xuống hàng ghế khán giả để xem các tiết mục tiếp theo. Tiết mục tiếp theo là phần hát song ca của hai bạn Minh Hà và Long Nhật với bài hát “Sống như những đóa hoa”. Giọng ca ngọt ngào của hai bạn khiến mọi người đều phải khen ngợi. Rồi đến tiết mục múa dân gian của các anh chị thanh niên tình nguyện trong khu phố Ai cũng thật đẹp trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc - áo dài. Đặc biệt nhất là tiểu phẩm hài của các ông bà đã đem lại những tiếng cười sảng khoái cho chúng em. Mỗi tiết mục kết thúc, một tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Các tiết mục thật hấp dẫn biết bao. Chúng em ngồi xem mà quên cả thời gian. Đến mười giờ tối, chương trình văn nghệ mới kết thúc.

Đối với em, đây là một trải nghiệm thú vị, từ đó em phát hiện ra niềm đam mê nghệ thuật của mình. Em sẽ cố gắng để theo đuổi niềm đam mê này trong tương lai.