K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của miền Nam sau giải phóng?

A. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ những cơ sở chính quyền ở địa phương và những tàn dư của xã hội cũ vẫn tồn tại

B. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra những hậu quả nặng nề, nhiều làng mạc , đồng ruộng bị tàn phá

C. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người , số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư

D. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
19 tháng 12 2017

- Nhân dân ta đã đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của chúng và đạt được một số kết quả nhất định.

- Tháng 7 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21.

- Năm 1974 - 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ và đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975).

- Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Tại các vùng giải phóng, ta đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quê hương, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

* Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long

- Sau chiến thắng này, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

- Chứng tỏ lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh, quân đội Sài Gòn suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.

- Mở ra một khả năng mới, một thời cơ mới, chúng ta có thể đánh mạnh hơn, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

29 tháng 2 2016

- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :

- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

       Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.

       Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

       Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

        

 

17 tháng 9 2019

Đáp án C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

17 tháng 3 2022

D

17 tháng 3 2022

D

13 tháng 7 2017

Đáp án: B

Câu 1 (NB). Tình hình nổi bật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kinh tế phát triển. B. chịu những hậu quả hết sức nặng nề. C. nhân dân nổi dậy ở nhiều nhiều nơi. D. các đảng phái tranh giành quyền lực. Câu 2 (NB). Nhân tố khách quan nào tạo diều kiện cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Con người là nhân tố quyết định. B. Vai trò quản lý lãnh đạo...
Đọc tiếp

Câu 1 (NB). Tình hình nổi bật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kinh tế phát triển. B. chịu những hậu quả hết sức nặng nề. C. nhân dân nổi dậy ở nhiều nhiều nơi. D. các đảng phái tranh giành quyền lực. Câu 2 (NB). Nhân tố khách quan nào tạo diều kiện cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Con người là nhân tố quyết định. B. Vai trò quản lý lãnh đạo của nhà nước. C. Các công ty Nhật Bản phát triển năng động. D. Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Câu 3 (NB). Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để đẩy nhanh sự phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học. B. Mua bằng phát minh sáng chế. C. Hợp tác với các nước khác. D. Coi trọng phát triển giáo dục. Câu 4 (NB). Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản. B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản. C. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết. D. Mĩ xây dựng các căn cứ trên đất Nhật Bản.

1
3 tháng 8 2023

1 B 
2 D 
3 B 
4 C 

2 tháng 2 2016

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại, đất nước độc lập thống nhất về mặt lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở mỗi miền lại có một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn.

– Thuận lợi:

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) đã đạt những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

+ Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.

– Khó khăn:

+ Miền Bắc: hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, sản xuất nhỏ còn phổ biến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

+ Miền Nam: hậu của 30 năm chiến tranh (1945 – 1975) hết sức nặng nề; những tàn dư của chế độ thực dân mới còn rất lớn; sản xuất nhỏ là phổ biến.

– Nhiệm vụ đặt ra: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở hai miền Nam, Bắc.

2 tháng 2 2016

1. Giai đoạn 1965-1968

- Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu " Mỗi người làm việc bằng hai". Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại " Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông  từ tháng 5/1959, dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968), miền Bắc đã đưa 300.000 cán bộ, bộ đội và Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng và cũng đã gửi vào Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men....Tính chung sức người và của từ miền Bắc chuyển vào Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước.

- Nguồn chi việ cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chông chiến lược " Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.

2. Giai đoạn 1968-1973

- Trong điều kiện tương đối hòa bình, cả trong chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã tập trung lớn khả năng về lực lượng và phương tiện để khắc phục kịp thời hậu quả của những trận đánh phá khốc liệt, đảm bảo chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam. có cả chiến trường Lào và Campuchia.

- Trong 3 năm ( 1969-1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, có 60% trong số đó lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường trong 3 năm tăng gấp 1.6 lần so với 3 năm trước đó. Năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang và đưa vào chiến trường 3 nước Đông Dương. Nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ với khối lượng vật chất tăng gấp 1.7 lần so với năm 1971.

3. Giai đoạn 1973-1975.

- Sau Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam được kí kết, miền Bắc đã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.

- Trong 2 năm 1973-1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Camphuchia, Lào gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kỹ thuật. Đột xuất trong 2 tháng đầu năm 1975, miền bắc gấp rút đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội (trong tổng số 108.000 bộ đội của kế hoạch động viên 1975).

- Về vật chất, kỹ thuật, miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công  chiến lược miền Nam. Từ đầu mùa khô 1973-1971 đến đầu mùa khô 1974-1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, dược, 12.4 vạn tấn gạo, 3.2 van tấn xăng dầu.

- Chi viện cho miền Nam trong thời kỳ này, ngoài yêu cầu phục vụ chiến đấu đến cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, còn phải phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng (trên các mặt trận quốc phòng, kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế) và chuẩn bin cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau chiến tranh kết thúc.