Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 6/1 - 7/02/1930 là gì?
A. Thông qua luận cương chính trị của Đảng.
B. Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ thị ban chấp hành trung ương lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1: Người chủ trì hội nghị thành lập Đảng là
A. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Nguyễn Đức Cảnh. D. Tô Hiệu.
Câu 2: Luận cương chính trị ( tháng 10-1930) do ai khởi thảo?
A. Trần Phú. B. Hồ Tùng Mậu. C. Trường Chinh. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3: Trong cao trào cách mạng 1930-1931 ở nước ta, nơi nào phát triển mạnh mẽ nhất?
A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Sài Gòn. D. Nghệ-Tĩnh.
Câu 4: Trong những năm 1939-1945, sự kiện không ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam là
A. Đức tấn công nước Pháp,
B. Nhật kéo vào Đông Dương.
C. Đức tấn công Liên Xô.
D. Nhật tiến vào Lạng Sơn.
Câu 5: Lực lượng vũ trang đầu tiên thành lập trong thời kì cách mạng 1939-1945 là
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Đội Cứu quốc quân.
C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D. Đội Việt Nam giải phóng quân
Câu 6: Khi Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Đảng ta đã
A. Phát động nhân dân bãi công, biểu tình.
B.Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. C. Phát động phong trào kháng Nhật cứu nước.
D. Ra lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 7: Sự kiện nào dẫn tới lệnh tổng khỏi nghĩa được ban bố trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Pháp mở cửa cho Nhật kéo vào Đông Dương.
B. Nhật bưộc Pháp kí Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
C. Nhật đảo chính hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
D. Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện.
Câu 8: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo?
A. Trần Phú. B. Trường Chinh. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Phạm Văn Đồng.
Câu 9: Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Nạn đói, nạn dốt.
B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn mạnh.
C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.
D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 10: Nha Bình dân học vụ được thành lập vào 8/9/1945 ở nước ta là cơ quan chuyên trách về
chống giặc dốt.
chống giặc đói.
chống giặc ngoại xâm.
bài trừ mê tín dị đoan.
Câu 11: Năm 1930 Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất, vì sao?
A. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.
B. Đây là quê hương của Nguyễn Ái Quốc, nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng.
C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
D. Nơi đây có truyền thống đấu tranh anh dũng, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 12: Tại sao nói: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" ?
A. Phải đương đầu với giặc đói và giặc dốt.
B. Phải đương đầu với ngoại xâm và nội phản.
C. Cùng một lúc đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
D. Cùng một lúc đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm ,khó khăn về tài chính.
Câu 13: Để khắc phục khó khăn về tài chính, trong năm 1946, Chính phủ ta đã phát động
A. tăng gia sản xuất.
B. xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào "Tuần lễ vàng”
C. phong trào Tuần lễ vàng và Nhường cơm sẻ áo.
D. Ngày đồng tâm.
Câu 14: Lí do ta phải ký Hiệp định hòa hoãn với Pháp trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1946.
A. Tranh thủ sự ủng hộ của Pháp để đối phó với bọn phản cách mạng.
B. Để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Thể hiện thiện chí hòa bình, hợp tác, hữu nghị của ta với Pháp.
D. Thể hiện đối sách ngoại giao mềm mỏng của chính phủ ta.
Đáp án D
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách thống trị của Pháp- Nhật
- Nội dung Luận cương chính trị:
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.
+ Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông..., phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
- Tuy nhiên, Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
Đáp án: C
Giải thích:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định rất đúng khả năng cách mạng của các tần lớp và giai cấp trong xã hội ( lực lượng cách mạng bao gồm: công nhân, nông dân là nòng cốt , ngoài ra còn có tiểu tư sản, tri thức, phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập). Còn Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tần lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc trung, tiểu địa chủ.
Câu 1 :
Chủ trương của Đảng được đề ra tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) :
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác định:
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Khẩu hiệu:
● Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.
● Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
+ Mặt trận: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
2. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
- Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị xác định:
+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: khẳng định là giải phóng dân tộc.
+ Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
+ Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Mặt trận: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. Thay tên các Hội phản đế thành hội Cứu quốc, giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campuchia.
+ Hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang: là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
Chú ý:
Liệt kê chủ trương của Đảng tại hai Hội nghị này thông qua các tiêu chí cụ thể như:
- Nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt.
- Khẩu hiệu.
- Mặt trận.
- Hình thức, phương pháp đấu tranh,…
Câu 2 :
Dưới ánh sáng Nghị quyết Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) và chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), cả nước dấy lên một Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi, mạnh mẽ.Ngày 11/3/1945 tại Ba Tơ (Quảng Ngãi), một số tù chính trị thoát khỏi nhà lao, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, chiếm được đồn Ba Tơ, xây dựng căn cứ cách mạng Ba Tơ. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên giành được thắng lợi.
Tại vùng căn cứ địa, các lực lượng vũ trang của ta (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội cứu quốc quân) đã chặn đánh quân địch, chiếm đồn địch, tuyên truyền phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. Nhiều nơi quần chúng đã thành lập được chính quyền cách mạng dưới hình thức UBND và Ủy ban cách mạng. Tiêu biểu nhất là sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Tại các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn, liên tục nổ ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhiều khẩu hiệu đấu tranh xuất hiện: “Bất hợp tác với giặc Nhật”, “Không đi phu, đi lính cho Nhật”, “Không đóng thuế cho Nhật”...
Tại các vùng nông thôn, “Phong trào phá kho thóc của giặc Nhật chia cho dân nghèo” đã được đông đảo quần chúng hưởng ứng, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh - nơi đang xảy ra nạn đói nghiêm trọng).
Từ những ngày đầu tháng Tám 1945, Cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Tại các thành phố lớn, truyền đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu chống Nhật, cờ đỏ búa liềm, cờ đỏ sao vàng bí mật xuất hiện khắp nơi, nhiều tên Việt gian bị trừ khử.
Nhìn chung quần chúng đã sẵn sàng, chỉ còn chờ đón cơ hội là sẽ đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta. Qua cao trào, quần chúng được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để khởi nghĩa giành chính quyền, tạo tiền đề thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
Chọn C
C