K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

27 tháng 12 2017

Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven:

  • Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
  • Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
19 tháng 12 2018

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.

Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.

Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.


16 tháng 10 2018

chính sách thống trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị,...

12 tháng 1 2019

Hiệp ước Hác-Măng:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì

=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến p của nhân dân ta.
1 Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên theo mẫu sau ? TT Các cuộc cách mạng Thời gian Kết quả, ý nghĩa 2 Cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra như thế nào ? Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp ? ...
Đọc tiếp

1 Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên theo mẫu sau ?

TT Các cuộc cách mạng Thời gian Kết quả, ý nghĩa

2 Cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra như thế nào ? Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp ? 3 Vì sao các nước tư bản Phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ? Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi thế giới .

4 Vì sao nói khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản ? Trình bày ý nghĩa lịch sử của công xã .

5 Tình hình kinh tế , chính trị các nước Anh, Pháp, Đức, Mi cười thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

6 Cách mạng Nga 1905-1907: diễn biến và ý nghĩa

7 Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ , Trung Quốc thế kỉ XIX-XX

8 Noi dung cuoc Duy Tan Minh Trị, kết quả

9 Chiến tranh thế giới thứ nhất : nguyên nhân kết cục tính chất quy mô

10 Sự phát triển của kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX

11 Nội dung chính sách kinh tế mới, thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)

12 Noi dung cua chinh sach moi cua Ru-do-ven ? Tac dung

13 Nguyen nhan bung no chien tranh the gioi the 2 ? Lap nien bieu nhung su kien chinh cua chien tranh.

Zup mik voi kak ban

3
12 tháng 12 2017

Câu 12

  • Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
  • Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
12 tháng 12 2017

Câu 4 : Diễn biến:- Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ờ Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bất hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân). - Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời - Ngày 26 - 3 - 1871. nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri. Kết quả:- Lật đổ chính phủ tư sán - Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động

TL
29 tháng 8 2020

2.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

Quốc gia

Thời gian

Nội dung

In-đô-nê-xi-a

1905

Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

Phi-líp-pin

1896 - 1898

Nước cộng hòa Phi-líp-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

Cam-pu-chia

1863 - 1866

1866 - 1867

Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

Lào

1901

1907

Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét.

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

Miến Điện

đầu thế kỉ XX

Chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

Việt Nam

đầu thế kỉ XX

Phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.


11 tháng 1 2017

đặc điểm chung- Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

đặc điểm riêng Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh được đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lược thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc địa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " M Trời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

* Pháp:
-Quá trình tập trung công nghiệp và TB dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các lĩnh vực về công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, thương mại đem lại những thành tựu mới cho Pháp.
-Sự chi phối của các công ty độc quyền đối với KT của đất nc đồng thời vc tập trung TB trong ngân hàng đạt mức đọ cao
- Xuất cảng TB ở Pháp đứng thứ 2 thế giới, TB Pháp ko sử dụng vốn để phát triển công nghiệp trong nc chủ yếu cho nc ngoài vay với lãi suất nặng. Do đó, Pháp trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy h. Vì thế lê nin nhân định Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.
- Pháp ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xlc thuộc địa ở hầu hét châu Phi, châu Á.

* Đức:
- Cuối thế kỉ XIX, nền KT TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng nên quá trình tập trung TB vào sản xuất diễn ra nhanh chóng với sự ra đời của các công ti độc quyền dưới những hình thức cacten và xanh đi ca
-Đức đẩy mạnh quá trình chuẩn bị chiến tranh xâm lc trên toàn TG nhằm cạnh tranh với Anh, Pháp. Vì vậy Đức đã công khai dùng vũ lực để chia lại TG. Chúng đầu tư ngân hàng vào các ngành công nghiệp quân sự và chuẩn bị các kế hoạch đánh bại A, P, Nga, mở rộng lãnh thổ

* Mĩ
-Tốc độ phát triển của Mĩ cuối TK XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu TG. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
- Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống KT, Ct, XH của Mĩ.
- Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở TBD làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
-Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới.

Tran Thi Anh Duong