Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế mới tiếp diến xoay quanh trật tự hai cực Ianta do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng này là nhân tố hàng đấu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX. Các nước Đông Nam Á cũng không nắm ngoài ảnh hưởng của tình hình chung này. Do trong nhó 5 nước sáng lập ASEAN có quốc gia tham gia chiến tranh Việt Nam (Thái Lan và Philippin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma). Đồng thời cũng do vấn đề Campuchia nên quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương trở nên gay gắt và đối đầu nhau, đặc biệt một số nước nhận sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
=> Cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh chi phối tình hình các nước Đông Nam Á, làm cho quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.
Đáp án D
Sở dĩ việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại là do
- Tác động của cuộc chiến tranh lạnh: sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu Đông- Tây giữa Liên Xô- Mĩ, phe XHCN với TBCN, biểu hiện ở Đông Nam Á là cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương và chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Sự đối lập về ý thức hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước còn lại, cũng như việc Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam đã đẩy quan hệ giữa nhóm nước Đông Dương với các nước ASEAN ra xa
- Vấn đề Campuchia: khi quân tình nguyện Việt Nam đem quân sang giúp nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng đã bị hiểu lầm là đem quân xâm lược Campuchia => quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN tiếp tục căng thẳng. Phải đến năm 1991 khi vấn đề Campuchia được giải quyết mối quan hệ này mới trở nên hòa dịu
- Ngoài ra ở một số quốc gia nền dân chủ bị hạn chế như Mianma chế độ độc tài quân sự nắm quyền trong một thời gian dài
Đáp án D: các nước Đông Nam Á đều có chung một nền tảng văn hóa bản địa là nền văn hóa của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
Đáp án C
Sự ra đời của ASEAN bắt nguồn từ lí do quan trọng nhất là nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực trong quá trình xây dựng đất nước sau khi giành độc lập, nhằm khắc phục những khó khăn trong thời kì phát triển. Trong quá trình mở rộng thành viên, mặc dù có gặp một số cản trở, đặc biệt là vấn đề Campuchia, các nước nước ASEAN và các nước Đông Dương với sự giúp đỡ của quốc tế đã giải quyết vấn đề này, tiếp tục mở rộng thành viên, thực hiện mục tiêu ban đầu của tổ chức này, đồng thời cùng nhau ứng phó với những biến đổi của thế giới.
Đáp án D
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước
Đáp án C
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).