Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lớp 7: Bánh trôi nước, Nam Quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
- Lớp 8: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng (Vọng nguyệt),...
Học tốt nhé.
Chọn đáp án: A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)
+ Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.
+ Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.
+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.
- Bố cục thơ:
+ 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp
+ Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
- Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.
+ Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.
Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.
Tham Khảo
Giải thích
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
Nội dung:
Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. ...
=> Dù cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hoang dã vô cùng khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy rình rập, song Bác luôn yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống
Tham khảo
Thơ này được ra đời vào thời kỳ nhà ĐƯỜNG ,có nguồn gốc từ TRUNG QUỐC nhựng đc người VN đánh giá cao và cũng chấp nhận nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT , gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ <CÒn có cả thơ thất ngôn bát cú cũng được gọi là thơ đường luật gồm , 7 chữ một câu, có 8 câu . > Thơ thất tứ tuyệt gồm 4 câu,mỗi câu 7 chữ ,có gieo vần và âm điệu liên kết với nhau . Câu đầu: gọi là câu đề ,giới thiệu hoàn cảnh hoặc mở đề cho bài thơ . Câu thực ; tiếp theo ,nói rõ người hoặc vật hoặc cảnh vật mà tác giả định giới thiệu trong bài thơ .Tả sát thực nhất hnội dung của bài thơ là gì . Câu luận ; quan điểm ,ý kiến ,suy nghĩ của tác giả ,của mọi người ,của nhân loại về vấn đề mà tác giả đã nêu trên Câu kết ; Rút ra quy luật chung ,quy luật riêng hay một kết cục nào đó cho bài thơ .
Tham khảo
Hồ Chí Minh là người lãnh đạo lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời thơ ca của Người luôn song hành với cuộc đời chính trị. Người đã để lại cho đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, bài thơ "Tức cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông chênh bên bờ suối. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Sống với cái thiếu thốn, gian khổ nhưng không làm Bác bận lòng. Bác dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng nên quên hết mọi gian nan; một mực phấn chấn, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Ba câu đầu của bài thơ tả cảnh sống và làm việc của Bác. Câu thứ nhất nói về nơi ở, câu thứ hai nói về cái ăn, câu thứ ba nói về phương tiện làm việc. Câu thứ tư đậm chất trữ tình, nêu cảm tưởng của Bác về cuộc sống của mình lúc bấy giờ. Trong hiện thực gian khổ, khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cái hang Bác ở có tên là hang Cốc Bó, chỉ khoảng hơn một mét vuông dưới đáy là tương đối bằng phẳng, đủ kê một tấm ván thay cho giường. Vách hang chỗ lồi cao, chỗ lõm sâu, không khí lạnh lẽo, ẩm thấp. Trước cửa hang là dòng suối nhỏ chảy sát chân ngọn núi. Bàn làm việc của Bác là phiến đá kê trên hai hòn đá và một hòn đá thấp hơn làm ghế cũng ở gần bờ suối.
Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia hai: ra suối, vào hang. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi, vẫn là nhịp 4/3 hay 2/2/1 /2 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sáng rồi tối, tối rồi sáng; ra rồi vào, vào rồi ra… đơn giản, quen thuộc mà bền vững, ung dung.
Cái gian khổ của hoàn cảnh sống, sự hiểm nguy do kẻ thù luôn rình rập… tất cả đều như lặn chìm, tan biến trước phong thái an nhiên, tự tại của Bác Hồ:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh. Mặt khác, cháo bẹ, rau măng còn gợi nhớ tới cảnh sống an bần lạc đạo của người xưa:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng :
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn, là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác, điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời. Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần:
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
Như vậy, suối không chỉ là chỗ làm việc, hang không chỉ là chỗ nghỉ ngơi mà hang còn tạo nên không gian thoáng đãng, đủ chỗ cho nhịp sống của con người hoà vào nhịp của đất trời. Gian nan, vất vả cũng như tan biến vào cái nhịp tuần hoàn, thư thái ấy. Cháo bẹ và rau măng là kham khổ, nghèo nàn, nhưng đã được nâng lên thành cái sẵn sàng, đầy đủ, thành một thoáng vui. Đến việc dịch sử Đảng trên bàn đá chông chênh thì đã lồng lộng cái thế vững chắc của tiến trình cách mạng giữa gian nguy. Cuộc đời cách mạng thật là sang! Tinh thần của bài thơ tụ lại cả ở từ sang này. Niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ.
Từng bước từng bước, em đến trường
Lòng rộn ràng niềm vui khó tả
Mái trường mới bao điều mới lạ,
Bước đến trường, bước đến tương lai.
LƯU Ý: Mình chỉ viết cho vui. Hay hay không thì tùy, nếu bạn thích có thể lấy. Câu 2 vần với câu 4.
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?
Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.
Gieo vần
Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:
Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.
ADVERTISING
X
Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).
Ví dụ:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.
Bố cục
Bố cục thường thấy của một bài thớ bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.
- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.
- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.
- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.
- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Cách trình bày dựa theo dàn ý này nha :
Mở bài:
Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
Nêu đặc điểm của thể thơ.
-Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
-Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
-Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
-Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
-Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.
-Bố cục:
+4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp
+2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
-Những nhận xét, đánh giá chung
-Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.
Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.
Kết bài
Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.
Thất ngôn tứ truyệt đúng là Thơ Trung đại nhưng Lục bát thì tùy bài, có thể theo Thơ hiện đại và trung đại.
đúng rồi em nhé, em có thể ví dụ bằng 1 số bài thơ nữa