Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo :
* Ở Pháp: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra từ những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 - 1870, và có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
* Ở Đức: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX và có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất.
* Ở Mỹ:
Hai phát minh lớn của Mỹ là máy tách hạt bông (1793) và máy thu hoạch bông (1831), góp phần tạo ra năng suất lao động cao hơn nhiều lần so với cách làm thủ công.Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,... cũng rất phát triển.
Tham khảo
Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.
- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.
- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:
+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)
+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)
- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…
- Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ ra đời, làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại
Tham khảo
Thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất | Thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai |
- Năm 1782, Giêm Oát đã chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước kiểu song hướng. - Động cơ đốt trong ra đời. - Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. - Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun. | - Các phát minh về điện xuất hiện. - Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. - Năm 1891, chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện quay chiều. - Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. - Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. |
Tham khảo
Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp
- Lựa chọn: Động cơ hơi nước.
- Giải thích:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
Tham Khảo :
Quốc gia | Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp | ||
Năm | Nhà phát minh | Tên phát minh | |
Anh | 1764 | Giêm Ha-gri-vơ | Máy kéo sợi Gien-ni |
1769 | R. Ác-rai | Máy kéo sợi chạy bằng sức nước | |
1784 | Giêm Oát | Máy hơi nước | |
1784 | Hen-ri Cót | Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt | |
1785 | E. Các-rai | Máy dệt | |
1814 | Xti-phen-xơn | Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước | |
Mĩ | 1793 | E. Whitney | Máy tỉa hạt bông |
1807 | Phơn-tơn | Tàu thủy chạy bằng hơi nước | |
1831 | C.M. Cô-míc | Máy gặt cơ khí | |
1838 | S. Moóc-xơ | Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ |
- Vào năm 1817, một nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã tạo ra chiếc xe đạp đầu tiên, chiếc xe đã đưa con người bước qua một thời kì mới khi hỗ trợ con người di chuyển về đời sống và vận chuyển hàng hoá của sản xuất.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni
Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.