K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

NGUYÊN NHÂN : VIỆT NAM CÓ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUA HÀNG TRIỆU NĂM, CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT PHỨC TẠP, MỖI CHU KÌ KIẾN TẠO SINH RA MỘT HỆ KHOÁNG SẢN ĐẬC TRƯNG; VIỆT NAM Ở VỊ TRÍ TIẾP XÚC GIỮA 2 VÀNH ĐAI SINH KHOÁNG LỚN CỦA THẾ GIỚI LÀ THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỊA TRUNG HẢI

-HIỆN NAY

+ DO QUẢN LÍ LỎNG LẺO, KHAI THÁC BỪA BÃI TỰ DO, SỬ DỤNG KHÔNG TIẾT KIỆM

+ KĨ THUẬT KHAI THÁC, CHẾ BIẾN CÒN LẠC HẬU. TRONG CHẤT THẢI BỎ HÀM LƯỢNG QUẶNG CÒN NHIỀU

+ THĂM DÒ ĐÁNH GIÁ KHÔNG CHÍNH XÁC VỀ TRỮ LƯỢNG, HÀM LƯỢNG PHÂN BỐ LÀM CHO KHAI THÁC GẶP KHÓ KHĂN VÀ ĐẦU TƯ LÃNG PHÍ

- BIỆN PHÁP TỰ NÊU

3 tháng 3 2018

Vị trí địa lí giữa các nước trong khu vực cũng tạo thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau. Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô- nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989.
Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tinh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn. Còn Xin-ga-po phát triển những ngành công nghiệp không cần nhiều nhân công và nguyên liệu.
Sự hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội còn biểu hiện qua :
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đua công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po ; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 
Tuy nhiên vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX, các nước ASEAN gặp một sở khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai. Điều đó càng đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn đó.

3 tháng 3 2018

2/

- Thời cơ:

+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;

+ Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

- Thách thức:

+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;

+ Khác biệt về chế độ chính trị;

+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

+ Nguy cơ mất bản sắc dân tộc

TL
17 tháng 7 2020

5.

- Phải bảo vệ rừng vì:
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

25 tháng 2 2019

Câu 3

- Các tỉnh giáp vs Lào là: Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quãng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Thừa Thiên Huế

- Các tỉnh giáp vs campuchia là: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang,Kiên Giang

TL
24 tháng 7 2020

Câu 1 :

( tham khảo câu trả lời của giáo viên Hoc24.vn )

12 tháng 12 2024

– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

Một số nguyên nhân:

– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)

– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

TL
19 tháng 7 2020

Câu 1 , 2:

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

28 tháng 2 2018

2*Tài nguyên:

– Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

– Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.

– Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.

– Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

*Nguyên nhân

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.


28 tháng 2 2018

cám ơn bn nhìu nhahehe

25 tháng 2 2020

2)

- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:

+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

+ Xuất hiện các cao nguyên badan.

+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ.

+ Mở rộng biển Đông.

+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...

+ Đặc biệt sự xuất hiện loài người đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến hoá sinh học của lớp vỏ địa lí Trái đất.

1)

– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

2)

Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
  • Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
  • Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.
  • Sự quản lí còn lỏng lẻo. Khai thác bừa bãi.
  • Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều.