Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Nguyễn Chích là những nhân vật quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) chống lại quân Minh xâm lược Việt Nam.
- Lê Lợi là một vị tướng quân tài ba, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Lê sơ. Ông đã có những chiến thắng quan trọng như chiến thắng tại Chi Lăng (1427) và chiến thắng tại Tốt Động - Chúc Động (1428), đánh tan quân Minh và giành lại độc lập cho đất nước.
- Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà ngoại giao và tướng quân tài ba, đã đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và viết tuyên ngôn khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cũng đã đóng góp quan trọng trong việc lãnh đạo quân đội và giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
- Nguyễn Chích là một tướng quân tài ba, đã có những chiến thắng quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như chiến thắng tại Đông Quan (1426) và chiến thắng tại Tốt Động - Chúc Động (1428). Ông cũng đã đóng góp quan trọng trong việc lãnh đạo quân đội và giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Lê Lợi giúp ích đánh giặc và đánh đuổi giặc minh có Lê Lợi trong truyện sự tích hồ gươm
- Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân
- Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa chuyển vào Nghề An sau đó quay ra đánh Đông Đô.
Này tham khảo trên mạng nhé, bn xem cs đúng ko, nếu đúng thì tích cho mình nhá!
Học tốt!
Tham Khảo
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.
Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:
1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.
2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.
3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển.
- Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.
- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
Tham Khaỏ
Nguyễn Trãi (1380- 1442). |
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.
Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:
1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.
Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.
2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.
3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển./
Vai trò của Nguyễn Trãi: Là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân
Vai trò của Lê Lợi:
- Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
- Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
- Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
- Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
Lê Lợi và Nguyễn Trãi là hai nhân vật quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1390-1407), còn được biết đến với tên gọi "Khởi nghĩa Lam Sơn" hoặc "Chiến dịch Lam Sơn." Vai trò của 2 người trong cuộc khởi nghĩa này có sự kết hợp đầy hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự thống nhất đất nước và chấm dứt thời kỳ thực dân của Minh.
1. Lê Lợi (1384-1433)
- Lãnh đạo quân đội: Lê Lợi là người lãnh đạo quân đội trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông có khả năng tài quân sự xuất sắc, dẫn dắt quân đội Việt Nam trong các trận chiến chống lại quân Minh xâm lược.
- Sự thần kiến: Lê Lợi được cho là đã có một loạt trải nghiệm siêu nhiên, trong đó ông nhận được thanh kiến từ rồng và động lòng từ đoản thiên hạ. Sự thần kiến này đã truyền động lực cho ông và quân đội chiến đấu với quyết tâm cao cả.
- Thành lập triều đại Lê sơ (1428-1788): Lê Lợi chiến thắng và lật đổ triều đại Minh, sau đó lên ngôi vua, khởi đầu triều đại Lê sơ. Ông lấy tên hoàng đế là Lê Thái Tổ.
2. Nguyễn Trãi (1380-1442):
- Nhà tư tưởng và chính trị gia: Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng và chính trị gia xuất sắc. Ông đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng nền chính trị và pháp luật của triều đại Lê sơ.
- Soạn thảo Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi là tác giả của Bình Ngô đại cáo, một tài liệu quan trọng tuyên bố lý do cho cuộc khởi nghĩa và triển khai triết lý chính trị của triều đại Lê sơ. Cáo thư này thể hiện tư tưởng phản đối ách thống trị ngoại bang và lòng yêu nước cao cả.
- Đóng góp vào văn học: Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà thơ vĩ đại của Việt Nam, với tác phẩm nổi tiếng như "Bài ca hy vọng" và "Hồi trì thiên." Ông đã góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam.
-> Nhờ sự kết hợp tài năng lãnh đạo và triết lý chính trị của Lê Lợi cùng với trí thức và sáng tạo văn hóa của Nguyễn Trãi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thành công, đánh bại quân Minh và khôi phục độc lập cho Việt Nam. Vai trò của họ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng triều đại mới rất quan trọng và đáng kính trọng trong lịch sử của Việt Nam.
Triều Lê sơ tồn tại từ năm 1428 - 1527, triều đại Lê Trung hưng tồn tại từ năm 1533 - 1789. Gộp 2 thời kì này người ta gọi là triều Hậu Lê tồn tại 1428 - 1789 chứ không ai gọi là triều Lê sơ tồn tại 1428 - 1789 ạ!
+ Lê Lợi:
- Lê Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chống lại quân Minh xâm lược.
- Ông đã tham gia tích cực cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.
- Lê Lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đánh và chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược.
+ Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân.
- Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Nguyễn Trãi đã tham gia xây dựng chiến lược cũng như giúp Lê Lợi soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
+ Nguyễn Chích:
- Nguyễn Chích là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ông đã tham gia nhiều trận đánh với quân Lam Sơn như trận Ba Lẫm và trận Sách Khôi, đánh bại 10 vạn quân Minh của Trần Trí.
- Nguyễn Chích đã thể hiện tài năng mật thám vượt trội của mình. Đội ngũ gián điệp dưới trướng của ông đã nhiều lần cung cấp những thông tin hữu ích góp phần vào những thắng lợi đó.
+ Lê Lợi:
- Lê Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chống lại quân Minh xâm lược.
- Ông đã tham gia tích cực cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.
- Lê Lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đánh và chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược.
+ Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân.
- Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Nguyễn Trãi đã tham gia xây dựng chiến lược cũng như giúp Lê Lợi soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
+ Nguyễn Chích:
- Nguyễn Chích là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ông đã tham gia nhiều trận đánh với quân Lam Sơn như trận Ba Lẫm và trận Sách Khôi, đánh bại 10 vạn quân Minh của Trần Trí.
- Nguyễn Chích đã thể hiện tài năng mật thám vượt trội của mình. Đội ngũ gián điệp dưới trướng của ông đã nhiều lần cung cấp những thông tin hữu ích góp phần vào những thắng lợi đó.