K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bn ơi trên mạng đầy những hôm mk lên xem rui

21 tháng 1 2020

Vay Mượn Hoặc Trả Nợ Đầu Năm

Theo quan niệm của người xưa, nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong những ngày đầu năm. Thì cả năm đó gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm, ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà. Ngược lại, nếu cho mượn hoặc trả sẽ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác.

Đổ Rác, Quét Nhà

Kiêng quét nhà, đổ rác là điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam trong những ngày đầu năm mới. Bởi theo quan niệm từ người xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà. Từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Hoặc nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.

Sử Dụng Kim Chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở. Chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Ăn Cháo Vào Sáng Ngày Mồng 1 Tết

Tương truyền, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo. Do đó ngày mồng 1 các bạn hãy nên nấu cơm để ăn. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu. Việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Cho Lửa, Nước Đầu Năm

Đây là một điều quan trọng trong những điều kiêng kị trong ngày Tết. Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn.

Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa ngày đầu năm tức là cho đi vận may, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Trong khi đó, nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết.

Làm Rơi Vỡ Đồ Dùng Gia Đình

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm. Điều đó sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình.

...

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc...
Đọc tiếp

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên ngủ, ngày đà quên ăn. Tháng hè đưa võng liền chân, Tháng đông ướt áo, dậy trần quản chi. Đầy năm biết đứng biết đi, Dắt tay từng bước phòng khi lỡ làng. Miếng ngon cũng nhịn cùng nhường, Ba năm bú mớm, mẹ gầy dường xác ve. Nghĩ đã ơn mẹ nhiều bề, Kìa như dạy dỗ lại về ơn cha”. (Nguồn: thivien.com) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. (0,5 điểm) 2. Tìm một từ ghép có trong câu ca dao sau và đặt một câu có từ ghép đó (1,0 điểm): “Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề”. 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong câu ca dao sau (1,0 điểm): “Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa”. 4. Nêu nội dung của văn bản. (0,5 điểm) 5. Theo em chúng ta cần phải làm những gì cho xứng đáng với công ơn của cha mẹ ? Em hãy trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng. (1,0 điểm)

0
Tôi còn nhớ rõ cái không khí của những ngày cận Tết xưa, đó là những ngày bà tôi tất bật đi cắt những tàu lá chuối, lá dừa để phơi khô gói bánh. Là những ngày mẹ tôi mua đủ các thứ nào thịt đầu heo, thịt nạc lưng, thịt ba rọi, nào khổ qua, nào gạo, nào nếp, nào củ gừng, củ kiệu, nào dưa, nào cải... Là ngày bố tôi bê về nhà những chậu hoa mồng gà, những cành hoa mai vàng...
Đọc tiếp

Tôi còn nhớ rõ cái không khí của những ngày cận Tết xưa, đó là những ngày bà tôi tất bật đi cắt những tàu lá chuối, lá dừa để phơi khô gói bánh. Là những ngày mẹ tôi mua đủ các thứ nào thịt đầu heo, thịt nạc lưng, thịt ba rọi, nào khổ qua, nào gạo, nào nếp, nào củ gừng, củ kiệu, nào dưa, nào cải... Là ngày bố tôi bê về nhà những chậu hoa mồng gà, những cành hoa mai vàng thắm. Là ngày tôi theo chân bố đi tảo mộ và bỗng thấy mắt mình rưng rưng, thấy lòng dạt dào cảm xúc mỗi khi nhìn bố thắp những nén hương và lâm râm khấn vái mời ông bà cùng về quây quần bên con cháu... Đó còn là đêm ba mươi cả nhà tôi quây quần bên nồi bánh chưng với tiếng lửa bập bùng, là thời khắc đoàn tụ vui vẻ, hạnh phúc nhất trong năm...

Còn Tết ngày nay? Tôi ngược xuôi trên phố, hòa vào dòng người hối hả của một cuộc sống đầy tất bật và lo toan. Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn. Cần thứ gì thì cứ vào chợ hay siêu thị là có ngay: từ bánh mứt, củ kiệu, dưa cải muối cho đến thịt đầu heo thấu... đều có sẵn, có phải vì vậy mà Tết ngày nay giảm đi hương vị?... Vậy nên ngày xưa ông bà ta thường nói là "ăn Tết", thường hỏi thăm nhau “Năm nay ăn Tết có lớn không?" để ám chỉ một năm sung túc thịnh vượng hay khó khăn vất vả. Còn ngày nay, chúng ta không "ăn Tết" mà chúng ta thường "nghỉ Tết". Tết hiện đại, người ta thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi, du lịch cùng người thân và bạn bè.

Không biết Tết cổ truyền ngày nay nhạt và loãng hơn do cuộc sống hiện đại, hay vì tôi đã trưởng thành? Có lẽ là cả hai. Nhưng dù là "ăn Tết" ngày xưa hay "nghỉ Tết" của ngày nay đi nữa, những ngày Tết đều là những ngày vui vẻ nhất trong năm, ngày của đoàn viên hạnh phúc.                                                                 [tản văn thái hà]

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của bài đọc trên.

Câu 2. Theo bài đọc, Tết nay có gì thay đổi so với Tết xưa?

Câu 3. Theo Thái Hà, điều gì có ý nghĩa quan trọng nhất, là điểm chung nhất giữa Tết xưa và Tết nay?

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu:

Nhưng dù là "ăn Tết" ngày xưa hay "nghỉ Tết" của ngày nay đi nữa, những ngày Tết đều là những ngày vui vẻ nhất trong năm, ngày của đoàn viên hạnh phúc.

bạn nào giúp mình mình xin cảm ơn bạn rất nhiều

 

1
2 tháng 2 2022

Bài này mình tự làm, nếu sai sót mong bạn thông cảm nhé!!

Câu 1: 

PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Nội dung chính: Nói về sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay

Câu 2:
Tết nay thay đổi so với Tết xưa là:
- Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn.

- Cần thứ gì thì cứ vào chợ hay siêu thị là có ngay: từ bánh mứt, củ kiệu, dưa cải muối cho đến thịt đầu heo thấu... đều có sẵn

- Ngày nay, chúng ta không "ăn Tết" mà chúng ta thường "nghỉ Tết". Tết hiện đại, người ta thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi, du lịch cùng người thân và bạn bè.

Câu 3: 

Dù là "ăn Tết" ngày xưa hay "nghỉ Tết" của ngày nay đi nữa, những ngày Tết đều là những ngày vui vẻ nhất trong năm, ngày của đoàn viên hạnh phúc. 

2 tháng 2 2022

Bạn ơi, nếu câu 1 là PTBĐ chính thì cho mình sửa lại xíu nha!! :>
=> PTBĐ chính: Tự sự

Nội dung chính: < Vẫn giữ nguyên >

"muốn nhà cửa tốt

phải ra sức trồng cây

chúng ta phải chuẩn bị từ nay

dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà"

"ích lợi to cho kinh tế quốc phòng"

mong mik đúng có gì k mik nha mik mới dùng olm

18 tháng 10 2019

nói thật chứ thấy TẾT càng ngày , càng chán ( í kiến riêng , bít là đăng linh tinh )

18 tháng 10 2019

Cảm nghĩ về cây mai : 

Mùa xuân đến! Hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc, đua nhau khoe những bộ cảnh đủ màu rực rỡ: này là hoa hồng với mùu đỏ rực, này là hoa cà với màu tím nổi bật, này là hoa sữa với bộ cánh trắng tươi,… nhưng trong số đó, em vẫn thích nhất hoa mai vàng.

Tết đến! Mùa xuân đến! Hoa mai vàng là nhất. Cứ ra phố mà xem. Nhà nào nhà nấy đều trưng một chậu mai vàng tươi thắm. Tuy hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, nhưng Tết đến thì củng phải nhường hoa mai vàng một bước. Vì thế đây là loài hoa em yêu thích nhất. Thần cây, cành cây nho nhỏ, sâm sẫm toả ra vô vàn bông hoa vàng rực rỡ.

Cây mai trưng bày trước nhà em là do mẹ mua về. Em trang trí cho cây hoa bằng đủ mọi thứ: câu chúc tết, bao lì xì, hình Phúc-Lộc-Thọ,... Cây mai đứng đón khách ngày Tết... Gió thổi làm những cảnh hoa lung lay như những cánh tay vẫy chào khách quí.

Em thích Tết củng như rất thích loài hoa biểu tưởng cho mùa xuân! Để có được một cành hoa mai đẹp trưng bày trong ngày Tết, hằng ngày em vừa chăm sóc, tưới nước cho cây vừa lặng lẽ ngắm nhìn cây lớn lên tươi tốt như một người bạn thân. Thật vui biết bao khi thấy một búp non nở ra một bông mai vàng xen giữa những lá xanh nho nhỏ, cành cây yểu điệu, mùi thơm thoang thoảng. Hình ảnh này khắc sâu trong kí ức em!

Em luôn dành một tình cảm đặc biệt với cây mai! Không chỉ đơn thuần là loài hoa được trưng bày trong ngày Tết mà còn hơn thế nữa đây là một người bạn thăn của em.

Em rất yêu hoa mai! Trước kia, bây giờ và cả sau này. Em luôn mong mùa xuân đến để được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh mai vàng với mùi hương ngất ngây lòng người.

_Chúc bạn hok tốt_

 Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh...
Đọc tiếp
 

Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... Bức nào cũng xanh đỏ loè loẹt, bức nào cũng có những nét hóm hỉnh mà ngây thơ, bức nào cũng làm cho chúng tôi thích thú. Và năm nào cũng vậy, anh em chúng tôi cũng tranh giành nhau những bức tranh gà lợn đó, có khi đến đánh nhau; nhưng rút cục thì anh em thoả thuận dán đầy cả lên tường để ngắm chung và làm như thế thì nhà tôi, đương bình thường, vụt hiện ngay ra một quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được.("Thương nhớ Mười Hai", Vũ Bằng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?C. Tự sự B. Biểu cảm A. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là:A. Quang cảnh Tết ở làng quêB. Niềm vui từ những bức tranh dịp Tết mẹ muaC. Niềm vui khi được đi chợ TếtD. Không khí mùa xuân

Câu 3. Câu văn: "Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... " sử dụng phép tu từ chính là gì?A. Liệt kê B. Ẩn dụ C. Điệp từ D. So sánh

Câu 4. Từ nào chỉ đúng nhất màu sắc của những bức tranh mẹ mua cho anh em chúng tôi trong dịp Tết? A. Xanh đỏ B. Xanh đỏ lòe loẹt C. Đỏ D. Xanh

Câu 5. Dòng nào sau đây bao gồm các từ láy?A. tưng bừng, nhộn nhịp, thích thú, lòe loẹt, hóm hỉnhB. tưng bừng, nhộn nhịp, tranh giành, thích thú, lòe loẹt, hóm hỉnh

Câu 6. Anh em nhân vật "tôi" trong đoạn văn bản có cảm xúc như thế nào khi được mẹ mua cho những bức tranh dịp Tết?A. Không vui vẻ B. Thờ ơ C. Thích thú D. Buồn

Câu 7. Theo tác giả, điều gì đã khiến "quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được."?A. Chợ TếtB. Anh em tôi tranh giành nhau những bức tranh gà lợn đóC. Mẹ tôi đi sắm tếtD. Đem những bức tranh mẹ mua cho dán đầy cả lên tường

Câu 8. Cụm từ: "những bức tranh ấy" là cụm từ gì?A. Cụm động từ B. Cụm tính từ C. Thành ngữ D. Cụm danh từ

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp làm trạng ngữ vào chỗ trống trong câu văn sau:.., những loài hoa đua nhau tỏa hương, khoe sắc.

Câu 10. Từ gợi ý của đoạn trích trên, em hãy viết từ 3-5 câu văn bày tỏ cảm xúc của em về mùa xuân quê hương.

0
13 tháng 9 2018

vui vẻ

13 tháng 9 2018

Tết trong kí ức của tôi là những bữa cơm tất niên cả gia đình tôi cùng sum họp lại bên nhau, nhìn lại những gì chúng tôi đã làm được cũng như những thiếu xót trong năm vừa qua và lập ra những mục tiêu cho năm mới đến. Tết trong kí ức của tôi là khoảnh khắc tôi đếm từng giây để đón chờ thời khắc giao thừa, để ngắm nhìn những chùm pháo hoa sặc sỡ trên bầu trời đêm. Tết trong tôi còn là giây phút hai chị em tôi nắm tay đi sát bên nhau để chia sẻ cái lạnh giữa đêm 30 Tết. Tôi đã trải qua 15 cái Tết trong cuộc đời mình với những cung bậc thật khác nhau của cảm xúc, mỗi cái Tết qua đều là một kỉ niệm khó có thể nào quên nhưng dường như Tết vẫn là một khái niệm gì đó khá mơ hồ trong tôi…

Ngày xưa và bây giờ cũng vậy, không một đứa trẻ nào là không háo hức, vui mừng khi ngày Tết đến. Tôi cũng vậy. Tôi còn nhớ như in cái hồi hộp náo nức đợi pháo hoa được bắn lên trên bầu trời khi tôi còn ở cái tuổi lên 3, lên 4. Lớn hơn một chút, khi tôi học tiểu học hay bé hơn nữa tôi cũng không còn nhớ rõ, tôi thích thú được cùng mẹ đi thả cá chép ngày Ông Công Ông Táo, xếp hàng chờ được người lớn mừng tuổi và nói “Con cảm ơn” thật to. Vậy mà cũng đã từng ấy thời gian trôi qua, tôi giờ đã là một thiếu nữ biết cùng mẹ dọn dẹp trang hoàng nhà cửa đón Tết, chuẩn bị mâm cơm tất niên để cả nhà cùng sum họp. Ngày bé, tôi đơn giản chỉ nghĩ Tết là dịp để vui chơi, ăn uống, để nhận tiền lì xì nhưng bây giờ thì tôi mới hiểu, Tết không đơn thuần như những gì mà tôi vẫn nghĩ. Tết đến là một năm mới nữa lại đến, một mùa xuân nữa lại về, mọi thứ đều bắt đầu lại từ đầu. Bao nhiêu lo toan, muộn phiền đều khép lại khi thời khắc giao mùa đã điểm, chỉ còn lại niềm vui và hi vọng về một năm mới tốt đẹp hơn. Trong lòng mỗi người, ai cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. Có thể chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng về bản thân mình, về những gì chúng ta đã làm được nhưng dường như mỗi người đều rộng lượng hơn với chính mình và những người xung quanh vào cái giây phút ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy. Mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Mọi hiểu lầm, hờn ghen hay giận dỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa gì khi một năm mới đến. Những nỗi buồn sẽ được tạm gác lại để cùng hòa chung với niềm vui đón tết của cả đất nước. Giữa những kí ức ấm áp, hạnh phúc ấy của ngày Tết, tôi bỗng nhớ về một cái Tết buồn, một cái Tết mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Đó là những ngày sát Tết cách đây 5 năm. Ông ngoại tôi phải nhập viện sau một cơn tai biến nặng. Khi ấy tôi mới là một cô bé học lớp 5, ngây thơ hồn nhiên và không thể hiểu thế nào là một cơn tai biến. Tôi chỉ biết tôi đã nhìn thấy nước mắt mẹ trào ra ngay khi nhận được cuộc điện thoại báo ông tôi đang trong bệnh viện. Tôi nhìn thấy sự lo lắng, buồn đến tuyệt vọng của bà ngoại tôi- một người luôn can đảm và bình tĩnh. Tôi nhìn thấy khuôn mặt ông ngoại tôi, nhợt nhạt đang nằm li bi trên chiếc ga trải giường trắng toát của bệnh viện. Nó làm tôi thấy sợ. Mọi hình ảnh ấy sao quá đỗi xa lạ với tôi. Tôi quen với vẻ ngoài phúc hậu nhưng rất hiền từ của ông tôi hơn. Tôi chẳng thể hiểu căn bệnh mà ông tôi đang phải chiến đấu cùng là gì, tôi chỉ biết có cái gì đó ngột ngạt, đau buồn hiện hữu trên những người thân yêu của tôi suốt những ngày Tết đáng sợ ấy. Chỉ có ba tôi, ba vẫn bình tĩnh đi gặp bác sĩ để tìm ra cách thức điều trị cho bệnh của ông và ba cũng không quên an ủi mọi người. Tôi hỏi ba sao ba không khóc như mẹ thì ba nói “Ngày Tết không được khóc, khóc sẽ khiến ông buồn và bệnh tình ngày càng xấu đi. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện mong ông được khỏe lại, con ạ”. Những ngày sau đó chúng tôi đã cầu nguyện với một tâm trạng khá hơn những ngày trước nhiều và cùng với đó là những tiến triển khả quan về bệnh tình của ông tôi. Sau đó 2 tuần thì ông đã có thể xuất viện. Câu chuyện có thể khó tin nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đã có một phép màu đến với gia đình chúng tôi. Điều kì diệu ấy có lẽ chính là do Tết đem lại, Tết đem đến cho gia đình tôi một cuộc sống mới, một niềm tin mới, một sức mạnh mới để chúng tôi có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách. Và tôi hiểu ra một điều, Tết thực sự là một khởi đầu mới mẻ với mỗi người.

Nhưng Tết không chỉ đơn giản là sự khởi đầu mới, Tết còn mang những nét đẹp về văn hóa truyền thống, về phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới, không nhiều nước có Tết Nguyên Đán như đất nước ta. Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng về đến Việt Nam thì nó đã có những nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhắc đến Tết, người ta vẫn thường hay nhớ đến mâm ngũ quả, cây nêu, bánh trưng xanh, hoa đào, câu đối Tết,…tất cả đều mang màu sắc rất Việt. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với năm loại quả khác nhau thường có trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người và số lẻ cũng tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Người ta thường bày chuối xanh cong lên ôm lấy quả bưởi mang ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Ngày tết cũng không thể thiếu những cặp bánh chưng xanh, tượng trưng cho đất trong truyền thuyết của các vua Hùng xưa. Không chỉ trong âm thực, người Việt ta còn có rất nhiều phong tục tục lễ rất riêng, rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam. Ngày đầu năm mới, người lớn thường hay mừng tuổi trẻ con để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến. Có thể giá trị của chúng không nhiều nhưng nó thể hiện tấm lòng và ý tốt mong những điều may mắn sẽ đến. Ngoài ra, người Việt còn có những tục lễ như xông đất, hái lộc, mua muối hay xin chữ. Tôi vẫn còn nhớ những đêm giao thừa, tôi ngồi trong nhà và vẫn thường hay nghe thấy tiếng giao của những cô bán muối. Gia đình tôi không bao giờ quên mua một túi muối để cầu may cho năm mới đến. Theo quan niệm của người Việt, muối tượng trưng cho sự mặn mà vì thế mà đầu năm mua thứ ấy thì cả năm sẽ được vui vẻ, may mắn. Người Việt cũng thường hay đi xin chữ ngày đầu năm mới, đặc biệt là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Người ta đến xin những chữ mà mình mong muốn, học sinh đi học thì thường mong đỗ đạt, người làm ăn thì cầu chữ “Phát” và không có gì quý hơn “Thọ” với những người cao tuổi. Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi cũng chưa bao giờ thử đi xin chữ đầu năm. Tôi chỉ thường hay xem trên tivi nhưng nhìn những dòng người chen chúc nhau đông vui tấp nập ở Văn Miếu thì tôi hiểu, người Việt ta tin vào những phong tục ấy đến nhường nào. Một nét đặc trưng khác trong Tết của người Việt, đặc biệt là với học sinh sinh viên đó là khai bút ngày mùng một Tết. Năm nào cũng vậy, như đã thành thói quen, việc đầu tiên tôi làm vào sáng mùng một là ngồi vào bàn học và bắt đầu khai bút. Đôi khi đó chỉ là việc giải một bài toán hay viết một bài văn nhưng nó sẽ đem lại may mắn trong con đường học hành suốt cả năm đó. Và ngược lại, nếu không tập trung thì chuyện học hành năm đó sẽ bị chểnh mảng. Những điều đó có thể không thật sự chính xác nhưng nó là phong tục truyền thống và được nhiều người dân Việt tin tưởng. Ẩm thực, phong tục, tất cả đã làm nên những ngày Tết rất đặc biệt, làm nên một nền văn hóa rất Việt Nam.

Nhắc đến Tết là nhắc đến niềm vui, nhắc đến một sự bắt đầu. Tết đem lại cho con người ta những cảm giác mới mẻ, thú vị. Nhưng nói thể không có nghĩa là Tết chỉ có hạnh phúc. Tôi có thể ngồi kể ra rất nhiều những kỉ niệm vui về tết từ thời thơ ấu đến giờ, nhưng cũng không hẳn là không có những nỗi buồn thầm kín, riêng tư mà có lẽ chỉ tôi mới hiểu được. Tết đến là một năm mới nữa lại đến và nó cũng đồng nghĩa với việc những người thân yêu của tôi đã nhiều hơn một tuổi. Những ngày bé tôi còn ngây thơ, hồn nhiên vui cười đón Tết đến nhưng càng lớn hơn, tôi càng nhận thức được rõ hơn bao giờ hết sự tàn nhẫn của thời gian. Thời gian cứ trôi qua nhẹ nhàng mà vô tình mặc cho con người có cố gắng níu giữ. Những đứa trẻ thì luôn mong được lớn thật nhanh để được làm người lớn nhưng thời gian một năm đối với người già thì thật là đáng sợ. Một năm qua đi, ông bà tôi lại già thêm một tuổi, lại yếu đi hơn trước nhiều. Một năm qua đi, tôi đã thấy trên đầu ba mẹ tôi nhiều tóc bạc hơn. Nếu có thể tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi níu giữ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ này, khoảnh khắc mà tôi được sống trong tình yêu thương đùm bọc chở che của cả ông bà và cha mẹ. Tôi mong thời gian ngừng trôi để tôi không bao giờ phải rời xa những người mà tôi yêu thương. Tôi mong cuộc sống sẽ mãi dừng lại ở giờ phút này để tôi không phải nhìn thấy sự già nua, ốm yếu đang dần một hiện rõ nơi những người ruột thịt thân yêu nhất của tôi. Nhưng tôi biết thời gian không chờ đợi một ai. Nó tàn nhẫn và có thể cướp đi hạnh phúc của tôi bất cứ lúc nào. Tôi ghét Tết cũng vì điều đó. Và vì thế tôi hiểu tôi phải nắm lấy những giây phút này, phải yêu thương ông bà, ba mẹ bằng tất cả trái tim của tôi, phải học hành giỏi giang để khiến mọi người hạnh phúc và có thể mỉm cười về tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn Tết vì nhờ có Tết mà tôi mới biết được những người thân quan trọng với tôi như thế nào và cho tôi cơ hội để bày tỏ tình cảm của mình với họ. Sinh, lão, bệnh, tử, đời người ai cũng phải trải qua nhưng tôi không nỡ nhìn những người gần gũi, gắn bó với tôi nhất phải chịu những điều ấy. Vì thế tôi luôn trân trọng những ngày tháng này, trân trọng những cái Tết sum vầy đông đủ cả gia đình. Tôi bỗng thấy mình vẫn thật hạnh phúc khi tôi nghĩ đến những người lính ngoài Trường Sa, Hoàng Sa. Họ vẫn đang ngày đêm canh gác vì hòa bình, tự do của dân tộc để chúng ta có những cái Tết đầm ấm và hạnh phúc như vậy ở đất liền. Họ đã quên đi bản thân mình, hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn họ vì đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc hơn. Và cũng nhờ có họ, mà ngày Tết Việt Nam mới càng thêm đẹp và ý nghĩa hơn.

Tết là một phần kí ức tuổi thơ tôi, đã ngấm vào máu thịt tôi từ lúc nào không hay. Tôi yêu Tết Nguyên Đán, yêu cái Tết cổ truyền của dân tộc tôi. Nó luôn đem đến cho con người những khởi đầu mới, những mới mẻ để con người cùng nhau khám phá. Và quan trọng hơn, Tết mang những giá trị truyền thống, những nét riêng biệt tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

29 tháng 1 2018

Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, và ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, nhiều người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi.Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình.Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chũng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.

29 tháng 1 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

21 tháng 1 2020

vì thế để coi như họ chúc mình,được tiền lì xì vui chứ sao

21 tháng 1 2020

TL:

Vì:

Hàng năm, mỗi khi chuẩn bị đón Xuân sang thì người người, nhà nhà lại để dành ra một khoản tiền để đi mừng tuổi trong dịp Tết, trong ba ngày mồng 1, mồng 2 và mồng 3…

Không chỉ có trẻ em mới được người lớn lì xì mà con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, chúc cho ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi… Tiếp đó ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi lại con cháu, mong cho con cháu, ngoan ngoãn, học giỏi, ra ngoài gặp nhiều điều may mắn.

Tết là dịp để con cháu lì xì ông bà, cha mẹ và ngược lại. Ảnh minh họa.

Không chỉ người thân trong gia đình mới mừng tuổi nhau, mà khi khách đến chúc tết, khách ngoài việc chúc tết cho gia chủ còn mừng tuổi trẻ con kèm theo những lời chúc tốt đẹp. Vì thế, bất cứ ai nhận được bao lì xì trong năm mới này cũng đều thấy rất vui mừng và phấn khởi.