Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc lại lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn.
- Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:
- Không gian: trời và đất → không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
- Thời gian: “thuở ấy” → thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
- Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
- Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới.
Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:
– Không gian: trời và đất => không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
– Thời gian: “thuở ấy” => thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
– Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
– Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Dựa vào những đặc trưng của truyện thần thoại.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại:
- Không gian: “thế gian” → không xác định nơi chốn cụ thể.
- Thời gian: “thuở ấy” → thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
- Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
+ Thần Prô-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để tái tạo hình dạng con người, tạo ra lửa, giúp con người đứng thẳng.
+ Thần Ê-pi-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để ban những đặc ân, “vũ khí” cho từng loài vật.
- Dựa vào đặc điểm của truyện thần thoại:
+ Thần thoại là những truyện kể hoang đường, kỳ ảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần - có cả các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần (E. M. Mê-lê-tin-xki) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố của nó như thiên nhiên và văn hóa
+ Nhân vật vượt quá mức người thường: các vị thần Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a, thần mặt trời Hê-li-ox
+ Yếu tố kỳ ảo: Nhào nặn con vật, con người, Prô-mê-tê lấy lửa ở bánh xe của thần mặ trời và trao cho con người.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...
→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười
→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật.
- Tìm hiểu các yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện trong ba văn bản.
- Đưa ra sự so sánh.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiện các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
- Chuyện thần thoại mà em biết đó là: Thần thoại cây Lúa
- Sự tích cây Lúa là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải về sự ra đời của cây Lúa, câu chuyện còn giải thích phong tục cúng nữ thần Lúa một số nơi.
- Nhân vật chính: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió => đều là những vị thần sáng tạo thế giới
- Nội dung: lí giải về sự hình thành thế giới và thói quen, hành vi: thần Trụ Trời xây dựng vũ trụ; thần sét lí giải cho hiện tượng sấm sét; thần Gió lí giải cho hiện tượng gió, lốc, tên gọi cây “ngải tướng quân” và hành vi dùng loại cây này chữa bệnh cho trâu bò
- Dấu hiệu nhận biết Thần Trụ trời là chuyện thần thoại là dựa vào khái niệm truyện thần thoại:
+ Nhân vật chính được nhắc tới trong chuyện là một vị thần- thần trụ trời
+ Văn bản sử dụng các yếu tố kỳ ảo, không có thật
+ Giải thích đặc điểm tự nhiên có thật trong cuộc sống.
→ Thần Trụ trời là một truyện thần thoại.