K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

Trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ toàn cầu như Liên hợp quốc. Với vai trò Chủ tịch luân phiên, Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò ngoại giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế hoạch và mang lại động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách thức và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn cầu, giúp mở rộng và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trên trường quốc tế.

Vị trí Chủ tịch ASEAN cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ song phương với nước lớn; huy động nguồn lực phát triển đất nước. ASEAN đã thiết lập Quan hệ Đối thoại với 9 nước, 1 tổ chức khu vực (EU) và 1 tổ chức quốc tế (LHQ). Ngoài ra, ASEAN còn lập nhiều quan hệ đối tác ở các mức độ thấp hơn nhưng thực chất, như Đối tác theo lĩnh vực với Pakistan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển; Đối tác phát triển với Đức; hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), MERCOSUR, Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO)..; và đang xem xét gần 30 đề nghị thiết lập quan hệ của các nước và tổ chức trong và ngoài khu vực. Đến nay, ASEAN đã hình thành các khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga; đối tác toàn diện với EU; đối tác tăng cường với Canada kèm theo các chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể. Trong các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì, ASEAN+1 là khuôn khổ chính để Hiệp hội tranh thủ sự ủng hộ chính trị, sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm của các đối tác cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN, trước hết là phát triển Cộng đồng và hội nhập khu vực. Các nước ngày càng coi trọng, tranh thủ vai trò của ASEAN, đồng thời tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng và thiết thực hơn với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội, và hợp tác phát triển.

Với vai trò Chủ tịch, Việt Nam sẽ trực tiếp chủ trì, điều hành 3 tuần lễ lớn gồm Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 4-2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị liên quan tháng 7-2020 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan tháng 11-2020. Đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam thể hiện vai trò Chủ tịch, điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN, cũng như tranh thủ thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác song phương với các đối tác cả trong và ngoài ASEAN, trong đó có tất cả các nước lớn. Đây là cơ hội lớn để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, huy động nguồn lực phát triển và tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học - công nghệ phục vụ phát triển đất nước. 

17 tháng 3 2021

tóm gọn đi :<<

8 tháng 3 2023

Tham khảo:

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

11 tháng 3 2023

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

19 tháng 2 2021

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

- Ý nghĩa tự nhiên:

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...- Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

19 tháng 2 2021

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

23 tháng 4 2019

- Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

31 tháng 1 2017

- Về kinh tế:

+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẩng, Sài Gòn,... và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất,... cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Cam-pu-chia, Tây Nam Trung Quốc.

+ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Về văn hóa - xã hội: vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về an ninh, quốc phòng:

+ Nước ta có vị trí đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

+ Biển Đông đối với nước ta là một chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

12 tháng 3 2022

Tham khảo

 

- Cơ hội:

+  Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

+ Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

- Thách thức:

+ Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt thể chế chính trị.

+ Cạnh tranh lẫn nhau.

+ Vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

 

12 tháng 3 2022

tham khảo ạ

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

*Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN 

-Cơ hội:

 +  Thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia trong khu vực. Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Chất lượng cuộc sống được nâng cao

 +  Được sự giúp đỡ,tháo gỡ khó khăn của các nước trong khu vực 

+Có cơ hội mở rộng thị trường chung tay phát triển kinh tế 

+ Được các nước ủng hộ bảo về trc vấn đề biển đông

+Chính trị,an ninh khu vực đc đảm bảo 

+Học hỏi được những điều tốt đẹp  từ nước bạn 

-Thách thức:

Cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi đất nước phải nổ lực. Bản thân luôn luôn cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.

Năng suất và chất lượng lao động của Việt Nam thấp, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Do đó, khó để cạnh tranh với các nước lớn mạnh hơn

Dễ mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nếu không giữ vững sẽ dễ bị “lai căng”, biến chất 

10 tháng 3 2023

 Câu a :
Phía bắc giáp Trung Quốc 
Phía tây giáp Lào, Campuchia
Phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
 Câu b : 
Ý nghĩa của vùng biển
 *Thuận lợi :
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
=> Điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

11 tháng 3 2023

a. Biên giới đất liền: Trung Quốc,Thái Lan,Lào,Campuchia

b. 

*Thuận lợi: vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế,trên biển có nhiều khoáng sản,đặc biệt là dầu khí,hải sản phong phú,có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch,bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi để xây dựng hải sảng,phát triển giao thông vậntải biển,biển nước ta còn là một kho muối khổng lồ

- khó khăn: thiên tai thường xảy ra ( bão, nước biển dâng,sạt lở bờ biển,..) môi trường biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân

7 tháng 10 2020

* Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..

- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.

* Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.

* Trong khuôn khổ APEC

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.

- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.

* Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

- Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…

10 tháng 2 2022

tham khảo

+Thuận lợi : 

-Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.

- cảnh quan có sự khác biệt giữa các vùng miền 

- Thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình giao thông , hợp tác các quốc gia trong và ngoài khu vực

- là ngã tư hàng hải và hàng không thế giới 

+ khó khắn ;

- luôn phải phòng chống thiên tai lũ lụt ,........

-bảo vệ lãnh thổi mọi vùng trước nguy cơ bị xâm chiếm ( do đường biên giới dài ) 

10 tháng 2 2022

  nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 Refer

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

30 tháng 1 2022

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

30 tháng 1 2022

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển