K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2016

Dượng Hương Thư: Trong bài Vượt Thác hiện lên tầm vóc, sức mạnh lớn lao, hùng vĩ của người lao động trước thiên nhiên. Bằng những hình ảnh vừa so sánh vừa khái quát, khiến nhân vật này hiện lên những tác động dứt khoát, tư thế và ngoại hình khỏe khoắn. Rõ nét hơn, lúc vượt thác có vẻ kiên cường và dày dặn kinh nghiệm của những người vượt thác.

22 tháng 3 2016

Dượng hương Thư: Có ngoại hình rắn rỏi, khỏe khoắn. Tính tình lúc thì khiêm tốn đến nhu mì nhút nhát trong dời sống thường. Nhưng lại rất quyết liệt rất dũng mãnh nhanh  nhẹn trong công việc trong khó khăn thử thách

Thầy Ha-men là 1 người thầy nhiệt huyết trong công việc yêu tiếng nói dân tộc và còn là người có lòng yêu nước sâu sắc

26 tháng 4 2017
dế mèn là 1 chàng dế thanh niên khỏe mạnh,cường tráng nhưng tính cách thì kiêu căng,xốc nổi.Coi mình hơn tất cả mọi người
dượng hương thư là người có tính cách khiêm tốn ,nhu mì,nói năng nhỏ nhẹ.Trong cuộc sống đời thường lại dũng mãnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc và trong những thử thách khó khăn
thầy ha men là 1 người thầy giáo lớn lao ,đẹp đe.Có lòng yêu nước sâu sắc,trân thành
kiều phương là 1 cô bé rất có tài năng hội họa.Kiểu phương hồn nhiên,trong sáng,đô lương,nhân hậu và rất yêu quý anh trai của mình

25 tháng 3 2017

Dế Mèn: là một nhân vật kiêu căng, xốc nổi, tính tình hống hách nhưng lại biết ân hận, hối lỗi , là nhân vật vừa đáng ghét vừa đáng thương.

Dượng Hương Thư: là nhân vật mạnh mẽ , dũng cảm, dám đương đầu với thác dữ, là người lao động chân chính.

Thầy Ha-men: là người thầy yêu nước , yêu tiếng pháp , yêu những học trò đáng thương. Thầy là một người giàu cảm xúc , chân thật , có niềm tin mãnh liệt vào tương lai của đất nước.

Kiều Phương: là cô bé hồn nhiên, ngây thơ, có tấm lòng nhân hậu , thương người. Dù bị người anh trai ghen tỵ, ghét bỏ nhưng vẫn một mực coi anh trai là người thân thuộc nhất của mình.

26 tháng 3 2017

Dế Mèn:là nhân vật kiêu căng nhưng lại sở hữu một cơ thể cường tráng khỏe mạnh

Dượng Hương Thư:là một người chỉ huy giỏi,sức khỏe dồi dào,mạnh mẽ

Thầy Ha-men:laà người yêu nước Pháp vô cùng tha thiết,yêu tiếng nói,tự hào dân tộc

Kiều phương:là 1 đứa em gái có tấm lòng nhân hậu,biết tha thứ,chấp nhận tất cả

TK# :https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/cam-nhan-ve-6-nhan-vat-de-men-kieu-phuong-anh-trai-cua-kieu-phuong--faq196131.html

14 tháng 3 2021

Khá là "đập trai"

30 tháng 3 2017

* Nhân vật Dế Mèn:

- Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.

Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.

Học tập dế mèn ở chỗ biết hối lỗi sửa chữa, biết giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, phát triễn nhân cách tốt.

* Dượng Hương Thư:

- Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

* Thầy Ha-men:

- Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

* Kiều Phương:

- Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

26 tháng 3 2017

a) Tính cách của Dế Mèn: Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.
Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.

26 tháng 3 2017

b)

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

16 tháng 4 2017

1.

An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Ông là điển hình cho sự khổ luyện để thành tài. Các tácphẩm của ông gồm nhiều thể loại khác nhau như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... trong đó nổi bật nhất là truyện ngắn. Những hức thư từ côi xay gió của tôi (1869) và Chuyện kể ngày thứ hai (1873) là hai tác phẩm nổi tiếng của ông. Truyện của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca, nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu đồng quê và quê hương, đất nước.

Đoạn trích Buổi học cuối cùng là một phần trong tập truyện Chuyện kể ngày thứ hai. Cậu học trò nhỏ Phrăng kể lại tâm trạng của mình về hình ảnh thầy Ha-men, về không khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng trên quê hương em. Câu chuyện thấm thìa bao nỗi buồn đau mất nước của người thầy, của tuổi thơ vì dưới ách thống trị của ngoại bang, họ sẽ không được dạy và học tiếng mẹ đẻ thân yêu của dân tộc mình nữa.

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống của dân tộc.

16 tháng 4 2017

2.

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

27 tháng 3 2017

Dế Mèn là nhân vật chính trong truyện Dế Mèn Phiêu lưu kí. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.

Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.
Học tập dế mèn ở chỗ biết hối lỗi sửa chữa, biết giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, phát triễn nhân các

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác h tốt.

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

27 tháng 3 2017

-DM:Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.

-DHT:Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

-Thầy Ha-0men;Ông là một người thầy yêu nghề, niềm tin mãnh liệt vào tiếng nói của dân tộc mình

-KP: tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ