Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khúc Haọ làm việc theo đường lối khoan dung giản dị mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân .
Những Việc Làm Của Khúc Hạo:
+Làm việc dù trong và ngoài nước đều theo đường lối khoan dung,giản dị để đem lại cuộc sống bình yên cho dân chúng.
+Đặt lại các khu vực hành chính.
+Cử người trông coi cẩn thận mọi việc ở các huyện,xã.
+Định lại mức thuế đinh,bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
=>Từ những việc trên,Khúc Hạo là người:
+Biết chăm lo cho dân,gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến phương Bắc,xây dựng một cuộc sống mới,đất nước hoàn toàn độc lập cho người dân.
+Mong muốn rằng đất Việt là do người Việt cai quản,tự người Việt quyết định tương lai sau này.
Trong thời kì chiến đấu thời Bắc buộc , nhân dân ta đã chiến đấu hết sức mình , kiên cường , bất khuất , ko chịu thua trước chính sách ác độc của các chiều đại phong kiến phương Bắc . Hi sinh vì nước vì dân .
Từ đay , ta thấy nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước vô cùng , cho dù quân giặc mạnh đến đâu cũng ko ngăn nỏi lòng yêu bước vủa nhân dân ta
Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.
- Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-nhan-xet-gi-ve-cac-cuoc-dau-tranh-cua-nhan-dan-ta-trong-thoi-bac-thuoc-c85a36520.html#ixzz6uYhyesc7
1. -Thế kỉ IX, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. Ông chiếm được Tống Bình, tự xưng Tiết độ sứ xây dựng chính quyền tự chủ.
-Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã làm những việc lớn:
+Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi
+Xem xết và định lại mức thuế
+Xóa bỏ các thứ lao dịch thời Bắc Thuộc
+Lập lại sổ hộ khẩu
Còn cái 2 mik chưa học
Trình bày nội dung chủ trương của họ Khúc
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
- Khúc Thừa Dụ đã củng cố chính quyền tự chủ:
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.
+ Xem xét và định lại mức thuế.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu,…
⇒ Qua đó thấy được sự quan tâm, lo lắng của nhà họ Khúc đối với nhân dân ta. Họ đã có những chủ trương, chính sách đổi mới để giúp cho nhân dân ta bớt đi sự vất vả, nhọc nhằn. Việc bớt thuế đi cũng là một việc nên làm, nó sẽ giúp nhân dân không phải làm việc mệt nhọc nữa, đó cũng là một phần nhỏ để giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Trình bày đặc điểm kinh tế phù nam
- Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả và cây lương thực khác.
+ Thủ công nghiệp, phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim.
- Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
Chúc bạn học thật tốt
Sách Việt Sử tiêu án tính thời gian cai trị của họ Khúc từ năm 880 khi Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ thành Đại La. Cách tính như vậy chưa chính xác vì sau Tăng Cổn còn một số Tiết độ sứ nữa ở phương bắc như Chu Toàn Dục[2], Độc Cô Tổn sang cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có thể vì một nguyên nhân khác, như tác giả Lê Văn Siêu đề cập trong sách "Việt Nam văn minh sử", Khúc Thừa Dụ có một quan hệ gần gũi nào đó với các quan cai trị người phương bắc từ nhiều năm trước, thậm chí là quan hệ "thông gia", nên ông đã sớm được đi lại và tiếp cận với công việc cai trị tại Đại La ở mức độ nhất định. Dù rằng ngôi Tiết độ sứ của Độc Cô Tổn để lại còn trống nhưng việc làm của ông cũng không vấp phải sự phản kháng nào đáng kể của các liêu thuộc người phương bắc ở lại Đại La khi đó. Sự kiện ông làm chủ Đại La được sử sách mô tả giản lược nhưng tựu chung khá "hoà bình" và "êm thấm", không đánh dấu bằng một trận đánh nào đáng kể gây chết chóc thương vong nhiều về người hay "lửa cháy nhà đổ". Có thể nhìn nhận trong bộ máy cai trị của Trung Quốc tại Đại La khi đó có sự tham gia nhất định của người Việt bản xứ nên Khúc Thừa Dụ không gặp phải trở ngại lớn khi vào "tiếp quản tạm" thủ phủ này.
Một số bộ sử như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ nhắc tới Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ mà không nhắc tới Khúc Thừa Dụ. Có thể việc tiến vào nắm quyền ở Đại La do con ông là Khúc Hạo thực hiện nhân danh Khúc Thừa Dụ vì lúc đó ông đã quá già yếu, chỉ làm việc "chỉ đạo" phương sách.